Hầm Chỉ huy tác chiến nằm phía Tây nhà làm việc của Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (BTTM) - một trong những công trình nằm trong khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long hiện nay.
Phòng trực ban được chia ra 4 phòng nhỏ, với đầy đủ điện thoại, bộ đàm
Hầm được xây dựng ngay từ những ngày đầu Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (cuối 1964 đầu 1965). Hầm do Cục Công binh thiết kế và thi công với diện tích 64 m2 bằng bê tông cốt thép và trang bị hiện đại so với thời bấy giờ.
Lớp giữa đổ cát dày nửa mét chống được sức công phá của bom tấn, tên lửa, bom nguyên tử và vũ khí hóa học. Trong hầm có hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng hơi nước và thông hơi, lọc độc, chống nhiễu từ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hầm đóng vai trò Trung tâm chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu, điển hình nhất là đánh bại B52 năm 1972 tại Hà Nội.
Hầm có 3 phòng, lớn nhất là phòng trực ban rộng 34 m2. Hai phòng còn lại là phòng đặt trang thiết bị, động cơ (rộng 10 m2) gần cửa hầm ở hướng nam và phòng giao ban tác chiến (rộng 20 m2) gần cửa hầm phía đông.
Hệ thống thông hơi, lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên.
Lối vào hầm được xây dựng rộng rãi
Hệ thống thông hơi, lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên.
Bàn làm việc gồm điện thoại, cặp da... được các lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân Ủy trung ương sử dụng.
Máy thu trong hầm tác chiến
Phòng Giao ban tác chiến rộng khoảng hơn chục mét vuông, là nơi các lãnh đạo trong Bộ Chính trị, chỉ huy Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tư lệnh QĐND VN.
Tấm bản đồ lớn phục vụ việc lập kế hoạch tác chiến của Cục tác chiến
Những vật dụng hằng ngày được trang bị đầy đủ trong hầm tác chiến