Ngày 16/4, người thợ đóng tàu Phạm Xuân Trường của Nhà máy đóng tàu Tam Bạc năm nào đã tái hiện thành công con tàu huyền thoại Titanic nhân kỷ niệm 100 năm ngày con tàu bạc mệnh bị đắm.
Tàu Titanic bị đắm sau khi đâm vào núi băng trôi trong đêm 14, rạng sáng 15/4/1912 trong hải trình từ Southampton (Anh) tới New York (Mỹ) trong lần khởi hành đầu tiên của mình. Vụ đắm tàu này khiến hơn 1.500 người trong tổng số 2.200 hành khách trên tàu đã bị chết. Vụ đắm tàu kinh hoàng này đã bị rơi vào quên lãng cho đến khi bộ phim Titanic được công chiếu vào năm 1997 đã tạo nên cơn sốt trong lịch sử điện ảnh thế giới.
Bộ phim hoành tráng này có kinh phí sản xuất trên 200 triệu USD, là một hiện tượng của điện ảnh thời gian đó. Đây còn là phim ăn khách nhất suốt 12 năm 1997-2009 trong lịch sử điện ảnh thế giới và đoạt được 13 giải Oscar.
Con tàu xấu số này đã được sống lại một lần khi bộ phim huyền thoại Titanic được công chiếu năm 1997. |
"Hình ảnh con tàu huyền thoại đã luôn ám ảnh từ khi tôi còn là thợ đóng tàu. Bao năm tôi đã nhờ rất nhiều người tìm trên mạng bản vẽ kỹ thuật nhưng chỉ có những mô hình người ta đã làm hoặc có thì những bản vẽ không đủ dữ liệu để thực hiện. Mãi không được đâm nản. Nhưng hình ảnh 1.500 con người vĩnh viễn để lại cuộc đời trên biển cùng con tàu khổng lồ cứ ám ảnh tôi mãi không thôi", nhà thơ Phạm Xuân Trường tâm sự.
Qua bộ phim, con tàu Titanic đã tạo nên một hình tượng tình yêu bất tử |
Tôi vội vào tiệm bán đĩa và băng nhạc mua đĩa phim Titanic về xem, hy vọng sẽ tìm được điều gì đấy về hình ảnh con tàu. Thật bất ngờ ở góc quay cạnh, đứng, bằng, đã hội đủ tiêu chuẩn của kỹ nghệ họa (không gian 3 chiều) mà tôi từng học nghề hồi 20 tuổi.
Tôi vội mượn máy ảnh về và chụp từng tổng đoạn của con tàu trên tivi để lấy chi tiết vị trí ống khói, cần cẩu, cột anten, mỏ neo, cọc bíc, máy tời... Rồi nhờ con in ra giấy A4 về nghiên cứu. Tôi xem phim Titanic phải tới 1.000 lần để xác định những vị trí còn nghi ngờ", nhà thơ Phạm Xuân Trường chia sẻ.
“Tôi bắt đầu làm mô hình con tàu Titanic vào đúng ngày 15/4/2011 và hoàn thành ngày 17/2/2012. Lúc đó, tôi cũng không để ý đấy chính là ngày con tàu Titanic thực bị đắm. Lúc đầu, tôi chỉ định làm mô hình tĩnh nhưng sau đó quyết định phải làm bằng được mô hình có gắn động cơ và chạy được trên nước bằng điều khiển từ xa.
Mô hình tàu Titanic có hàng nghìn chi tiết cùng hơn 300 bóng đèn Led và cùng đó là hơn 300 điện trở. |
Để mô hình tàu chạy được, công đoạn khó nhất là sự đồng tâm của động cơ và trục chân vịt. Đầu tiên tôi lấy đoạn vỏ của dây điện làm khớp nối thay cho tuốc- tô, giống như khớp các - đăng của ô tô. Vì vỏ đây điện chạy thử một thời gian thì bị đứt, lúc ấy tôi bí lắm, đang nát óc nghĩ tìm phương án thì vô tình dẫm gẫy cái bút bi, lò xo của bút bi tung ra. May quá, thế là có cách, tôi đã lấy nó làm khớp nối cho 3 chân vịt của con tầu.” Nhà thơ Phạm Xuân Trường hào hứng tâm sự về quãng thời gian gần 1 năm ăn mỳ tôm, ngày đêm làm mô hình con tàu Titanic.
Nhà thơ Xuân Trường bên cạnh mô hình tàu Titanic |
Việc hạ thủy thành công mô hình tàu Titanic của nhà thơ Phạm Xuân Trường không chỉ khẳng định tài năng của cá nhân một con người mà nó đã mở ra một triển vọng mới cho ngành chế tạo đồ chơi của Việt Nam.
Hy vọng, với những sự đam mê và tài năng của những người như nhà thơ Phạm Xuân Trường sẽ giúp các công ty sản xuất đồ chơi có thể sản xuất hàng loạt các mô hình để qua đó góp phần xây dựng và phát triển ngành công nghiệp non trẻ này của Việt Nam.
Mời các bạn chiêm ngưỡng con tàu Titanic mô hình có thể vận hành bằng điều khiển từ xa của nhà thơ Xuân Trường:
Toàn cảnh mô hình
Mũi thuyền, nơi hai diễn viên Leonardo DiCaprio và Kate Winslet đã có thế đứng giang tay như một biểu tượng vĩnh cửu của tình yêu
Đuôi thuyền nơi Rose định tự tử. Chân vịt của mô hình được nối với động cơ chạy bằng ắc quy để có thể vận hành thực tế dưới nước
Boong tàu của mô hình cũng đầy đủ chi tiết như boong tàu thật
Đuôi thuyền mô hình nhìn từ trên xuống
Mũi thuyền mô hình nhìn từ trên xuống
Mạn trái tàu
Cận cảnh buồng lái
Cận cảnh các xuồng cứu hộ
Cận cảnh boong tàu
Chi tiết từng cáp tời kéo
Đuôi tàu
Bộ tiếp nhận tín hiệu điều khiển tử xa
Nhà thơ Xuân Trường hạ thủy con tàu mô hình và vận hành thành công trước sự chứng kiến của đông đảo người dân đất Cảng