Xóm chài sông Hồng dù không phải là bến bờ nhưng cũng là nơi neo đậu của biết bao con người bất hạnh. Ở đó có biết những số phận đã ở cái tận cùng của nghèo khổ, tận cùng của xã hội.
Cô Nguyễn Thị Na năm nay 47 tuổi trầm ngâm kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời nhiều sóng gió và bất hạnh của mình. Năm cô 7 tuổi, bố cô ra đi vì căn bệnh ung thư phổi. Đến năm cô 11 tuổi thì mẹ cô cũng theo bố vì căn bệnh ung thư vòm họng. Nhà đã nghèo lại có đến 5 anh em giờ lại mồ côi cả cha lẫn mẹ, cùng cực không gì diễn tả được.
Cô Nguyễn Thị Na xót xa kể về số phận bất hạnh đeo bám dai dẳng suốt cuộc đời mình
Sau đó cô và một người anh trai thứ 4 may mắn được một người bà con đem về nuôi. Nhưng quãng thời gian đó dù được ăn no nhưng tủi lắm. Người ta đánh, người ta chửi, đánh suốt ngày. Đôi khi chẳng biết vì sao mà bị đánh nữa. Một đêm thấy người bác đã ngủ say, hai anh em cô chui bờ rào trốn ra ngoài, mỗi người chạy một nẻo, bắt đầu những ngày tháng lang thang, không nhà, không người thân.
14 tuổi một mình cô ra phải đi ở cho nhà người chỉ mong có chỗ để ngủ, có bát cơm thừa để ăn cho qua ngày. Tuổi thơ nhiều bất hạnh lặng lẽ trôi qua trong những trận đòi roi của hết những người chủ này đến người chủ khác.
17 tuổi cô gặp một người đàn ông bán báo, lang thang, rồi nên duyên chồng vợ. Giữa đất trời Hà Nội, hai con người nghèo khổ bám trụ vào nhau mà sống. Không nghề nghiệp, không tiền của, hai vợ chồng cô Na phải ngủ hết công viên nọ đến gầm cầu kia.
Thế rồi vợ cô dạt được về chợ Long Biên, mỗi tối đi gánh gồng, kéo xe hàng cho người buôn cũng được vài đồng bỏ túi. Tính thế hai vợ chồng cô dắt díu nhau tìm về khu ổ chuột bên chân chợ.
Căn nhà thuê 1,3 triệu một tháng chỉ rộng chừng 7,8 m2, cũ kĩ, tường vôi đã tróc vữa, lớp tấm bờ lô xi măng. Đồ đạc đâu cũng chất đầy cả một căn nhà nhỏ ấy. Ngày đông, ngày ráo thì còn tạm, chứ những ngày mùa hè thì nóng như thiêu như đốt, ngày mưa thì nào là thau, chậu, bát đâu đều được huy động để hứng chỗ dột.
Ngày ngày hai vợ chồng đi gánh hành thuê, đi đẩy hàng thuê tại chợ Long Biên từ đêm đến tận sáng hôm sau. Tính ra mỗi ngày dành dụm trừ ăn uống hai vợ chồng cô cũng để ra được 5, 6 chục nghìn. Sau hơn 3 năm, hai vợ chồng cô cũng dồn mua được chiếc xe kéo tay.
Nỗi bất hạnh truyền kiếp
Những tưởng cuộc sống sẽ khấm khá hơn từ đó. Nhưng trời vẫn đầy gia đình nhỏ bé của cô. Lấy chồng hơn chục năm mà cô vẫn không thể sinh lấy một mụn con. Tiền bạc kiếm được bao nhiêu lại dồn vào cho cô cất thuốc sinh con.
Rồi ba năm cô cũng sinh được 2 cậu con trai. Đứa lớn Đào Văn Long năm nay 11 tuổi, cậu em cũng được 9 tuổi rồi. Vì không có tiền, không phải người Hà Nội, không có hộ khẩu nên cả hai đứa con cô đến tuổi đi học mà vẫn chưa được đến lớp. Năm nay cả hai đứa con cô mới được tổ chức mang tên BE xin cho vào trường Tiểu học Nghĩa Dũng học lớp 1.
Khi hai đứa trẻ vừa biết viết tên bố, tên mẹ thì bố em ngã bệnh nặng, bệnh của những người lao lực nhiều quá. Khoảng thời gian đó quả thực khó khăn với gia đình cô Na. Chồng cô bệnh nặng nằm một chỗ, mọi đồ đạc quý giá trong nhà đều đã mang đi bán nhưng cũng không đủ để chồng cô đi nằm viện một tuần. Không có tiền nên cô đành phải đưa chồng về nhà nằm chờ đợi cái chết.
Hai đứa con cô rất chăm chỉ học bài, nhưng sẽ chẳng thể kéo dài cái sự học này, vì sự nghèo đói cứ bủa vây lấy gia đình họ.
Cô Na nghẹn ngào nói: “Nhìn bố chúng nó gầy trơ hết cả xương ra mà tôi buốt ruột kinh khủng, nhưng làm gì có tiền mà đi chữa trị chứ. Nếu tôi bị thế thì cũng phải nằm nhà mà chờ chết thôi. Chỉ thương hai đứa trẻ”.
Nói đến đó có lại quyệt nước mắt không nói ra lời được nữa.
Giờ người trụ cột kinh tế gia đình đã rời bỏ cô. Chiếc xe kéo mình cô không thể nào kéo được, đành gác lại chờ người đến mua. Bọn trẻ mới chưa biết nhận mặt chữ rõ ràng để bị đe dọa phải nghỉ học. Cô nói cô cũng muốn cho bọn trẻ đi học lắm chứ nhưng nhà làm gì còn tiền đâu. Rồi một ngày mai chúng sẽ lại thất học, lại phải tiếp tục cuộc sống làm thuê như mẹ chúng.
Khi chúng tôi gặp cô là trong một bữa cơm chiều muộn. Bữa cơm đạm bạc đến xót lòng. Một đĩa rau muống, một đĩa đậu rán vỏn vẹn 3,4 miếng. Hai đứa con cô ngồi ngoan ngoãn đợi mẹ vào ăn.
Năm nay cô đã gần 50 tuổi, thường xuyên ốm đau, lại bị bệnh viêm khớp từ mấy năm nay phải gánh hai đứa trẻ chắc chắn cuộc sống của ba mẹ con cô sẽ còn nhiều khó khăn, gia truân lắm.