Họ đã nói gì về Gạc Ma 1988?

Y. Dương (Tổng hợp) |

(Soha.vn) - 26 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988 vẫn chưa bao giờ phai với mỗi người dân Việt.

 Thông tin - hình ảnh - video clip giá trị, độc quyền về HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA 1988

> Trường Sa 1988: Những mệnh lệnh lạ lùng của Đô đốc Giáp Văn Cương
> Hải chiến Trường Sa 1988: Chân dung người giật lại cờ từ tay địch
> Hải chiến Trường Sa 1988: Những tàu chiến mang dã tâm Trung Quốc
> Những lá thư xúc động quanh trận chiến Gạc Ma

Những người mẹ, người vợ, người con Gạc Ma vẫn đau đáu về nỗi mất mát người thân năm ấy. Dưới đây là ghi chép những ý kiến quanh trận chiến Gạc Ma 14/3/1988.

Thượng tá Nguyễn Viết Thuân, Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa): "Ngày 14/3/1988, nước ngoài tấn công và đánh chiếm 1 số bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hải quân nhân dân Việt Nam đã đứng lên thực hiện chủ quyền ở các bãi đá ngầm này nhưng với tham vọng độc chiếm biển Đông, chúng đã sử dụng tàu chiến hiện đại tấn công ta, trong khi đó, phương tiện của chúng ta là tàu vận tải. Trong giờ phút đó, hải quân nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt đối sách trên biển là kiềm chế, nhưng nước ngoài bất chấp mọi dư luận, lẽ phải và đã bắn chìm, bắn cháy tàu của tạ. Chúng ta đã hy sinh 64 cán bộ chiến sĩ. Hiện tại, 64 đồng chí này còn nằm lại với biển khơi.

Thượng tá Nguyễn Viết Thuân. (Ảnh: Báo Bình Định)

Việc làm của chúng là không nhân đạo, không bảo đảm luật pháp quốc tế , đã bất chấp dư luận. Với việc này, chúng ta phải đấu tranh liên tục, lâu dài, kiên trì để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc". Theo thông tin trên tờ Vietweekly.

Nhà giáo Huỳnh Văn Hoa - nguyên GĐ Sở GDĐT TP.Đà Nẵng: "Tôi quen biết hầu hết các chiến binh Hòa Cường đi Trường Sa đợt đó và tham dự đủ đám giỗ của 6 gia đình liệt sĩ ở Đà Nẵng hy sinh trong trận Gạc Ma. Với chúng tôi, Gạc Ma chưa bao giờ bị lãng quên". Thông tin trên tờ Lao động.

Nhà báo Hỳnh Hùng - Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình TP.Đà Nẵng, đơn vị từng phối hợp với Hội Cựu chiến binh Đà Nẵng tổ chức sự kiện 14/3 nói: “Hãy tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã đã ngã xuống ở Gạc Ma năm 1988. Đừng và không bao giờ được phép quên rằng Gạc Ma - một phần máu thịt của tổ quốc chúng ta - đã bị kẻ thù dùng vũ lực tàn bạo cướp đoạt và đang chiếm giữ trái phép...” . Cũng theo tờ Lao động.

Lễ truy điệu các liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong sự kiện ngày 14/3/1988. Ảnh tư liệu.

Ông Đặng Ngọc Tùng (Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng - người có lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”: "Những cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh ở Gạc Ma là những anh hùng". Theo Tờ Công an TP.HCM.

Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam Lê Kế Lâm nói về việc xây đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Gạc Ma: "Việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vận động rộng rãi các cá nhân, tổ chức để xây đài tưởng niệm và hỗ trợ cho con em, gia đình và thân nhân các gia đình có con em hy sinh trong sự kiện Gạc Ma và hải chiến Hoàng Sa (1974) là việc đáng làm, rất có ý nghĩa nhằm nhắc nhở, giáo dục cho con cháu của ta luôn ghi nhớ về sự hy sinh của cha anh mình vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc". Theo tờ Pháp luật TP.HCM.

Tàu HQ-931 chở những người còn sống sót và thi thể các chiến sĩ sau trận chiến Gạc Ma về Cam Ranh. Ảnh tư liệu.

Thượng tá Hoàng Văn Hoan, nguyên Phó Chỉ huy Chính trị, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn 83, người từng trực tiếp chỉ huy đơn vị bám đảo, bảo vệ chủ quyền tổ quốc từng vô cùng xúc động khi nhớ lại trận chiến trên đảo Gạc Ma năm 1988: "Các anh đã hy sinh, máu đã nhuốm đỏ dưới chân cột cờ Tổ quốc. Sự hy sinh của các anh trong trận bảo vệ đảo Gạc Ma đã trở thành tấm gương sáng về lòng trung thành đối với Tổ quốc của người lính. Chúng tôi không bao giờ quên thời khắc thiêng liêng đó".

Trung sĩ Dương Minh Triều (21 tuổi, đang công tác tại đảo Trường Sa Lớn): "Cho tới bây giờ, dù đã nghe đi nghe lại nhiều lần về sự kiện 14/3/1988, mình vẫn nghe vẹn nguyên cảm giác xúc động bồi hồi lẫn tự hào căng đầy trong lồng ngực: tự hào được khoác áo chiến sĩ hải quân Việt Nam. Trong những lần tâm sự, trò chuyện, chúng tôi vẫn nói với nhau rằng nếu ở trong hoàn cảnh như thế, chúng tôi cũng sẽ hành động như các anh: dù bất cứ giá nào, dù hi sinh thân mình cũng quyết tâm bảo vệ lá cờ của Tổ quốc, giữ vững chủ quyền trên từng tấc đảo, mét biển quê hương". Theo tờ Tuổi trẻ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại