Hàng Chiếu - Cửa ô phía đông Hà Nội

Theo VOV |

Phố Hàng Chiếu nằm ở cửa Đông Hà Nội, trải qua bao thập kỷ vẫn nhộn nhịp một không khí bán buôn.

Phố Hàng Chiếu dài 275m, nằm ở phía Đông Nam khu vực phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đầu phía tây phố Hàng Chiếu giáp với ba phố Hàng Đường, Đồng Xuân và Hàng Mã.

Ở đầu phía Đông, phố này giáp các phố Thanh Hà và Đào Duy Từ. Ở giữa là ngã tư Hàng Chiếu - Hàng Giầy - Nguyễn Thiện Thuật và ngõ Đồng Xuân.

Phố Hàng Chiếu dài 280m, thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cửa ô Quan Chưởng trên phố Hàng Chiếu thời kỳ năm 1906 và nay

Thời Nguyễn, phố buôn bán nhiều chiếu cói và cả chén bát nên còn có tên là Hàng Bát. Phố được xây dựng trên đất thôn Thanh Hà của huyện Thọ Xương cũ, nối thông khu phố chợ phía Đông Long thành với bến sông Hồng. Vì thế tên chính thức của cửa ô Quan Chưởng là cửa ô Thanh Hà.

Phố Hàng Chiếu nằm ở phía Đông Nam khu vực phường Đồng Xuân, Hà Nội

Sang thời Pháp, phố là nơi chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp và mang tên Rue Jean Dupuis, một tay lái buôn chuyên bán súng ống đạn dược cho quân đội xâm lược Pháp cuối thế kỷ 19.

Chính tại đây, năm 1883 thuyền trưởng Francis Garnière đã dẫn lính qua cửa ô Đông Hà tiến vào thành Hà Nội gây chiến với Tổng đốc Hoàng Diệu.

Phố được xây trên thôn Thanh Hà cũ của huyện Thọ Xương. Ngày xưa, nơi đây bán nhiều chiếu cói và còn có bán cả chén bát (nên còn có tên là phố Hàng Bát).

Đây là con phố đầu tiên mà thực dân Pháp có ý định mở mang sau khi chiếm thành Hà Nội. Năm 1888, nhân xảy ra đám cháy lớn thiêu trụi cả dãy phố cũ, người Pháp đã dần dần chiếm đất mở cửa hàng, bắt những người dân phố phải mua gạch xây nhà kiểu Tây, nếu không có tiền thì chúng mua lại nhà với giá rẻ.

Nhà xây trên mặt phố phải được xếp thẳng hàng, đường phố có vỉa hè, có trồng cây hai bên, có đèn thắp ban đêm, có quang cảnh một phố theo kiểu Pháp. Đây là phố đầu tiên ở Hà Nội có kiến trúc kiểu tây nên người dân còn quen gọi là phố Mới.

Đây là phố đầu tiên ở Hà Nội có kiến trúc kiểu tây nên người dân còn quen gọi là phố Mới

 Bức ảnh về ô Quan Chưởng được chụp năm 1902

Phố đã nhiều đổi thay chỉ sau vài năm, từ 1902 tới 1906. Con đường mang dáng dấp phố Tây đầu tiên ở Hà Nội, với nhà xây san sát, vỉa hè lát gạch, hàng cây tỏa bóng, tối đến có bóng đèn thắp sáng...

Năm 1926

Bức ảnh đầu tiên ghi dấu xe hơi xuất hiện ở phố Hàng Chiếu thời Pháp chiếm đóng thành Hà Nội

Phố rộng 11m, hai bên có nhiều cửa hàng buôn bán sầm uất. Sau này khi bến tàu ngoài sông bị cát bồi phải rời lui xuống phía dưới, chỗ ngang Cột Đồng Hồ đầu Hàng Muối, thì bên trong cửa Ô Đông Hà không còn mở mang thêm nữa.

Từ cuối những năm 90 thế kỷ 19, Phố Mới không thay đổi mấy nữa về mặt xây dựng. Phố chạy thẳng ra cửa ô, liền kề chợ Đồng Xuân tấp nập người qua lại, đóng vai trò là cửa ngõ thành phố.

Hàng Chiếu là 1 trong những tuyến phố cổ thu hút sự quan tâm của du khách đến với Hà Nội

Ngày nay các loại chiếu đa dạng về chủng loại, mẫu mã... được bày bán dọc con phố

Ngoài mặt hàng truyền thống, các cửa hàng kinh doanh giờ đây còn bán cả các loại bao bì, dây, băng dính...

Các hoạt động mua bán luôn tấp nập diễn ra hàng ngày

Ngõ Đồng Xuân trên phố Hàng Chiếu là con ngõ chuyên bán các loại hàng ăn đặc trưng của đất Hà Thành

Phố ngày nay nhộn nhịp nhiều hoạt động kinh doanh với nhiều chủng loại mặt hàng, nhưng phần nhiều vẫn là các sản phẩm chiếu nhiều loại, bao bì, bạt, băng dính, mành rèm...

Hàng Chiếu cũng nằm trong lịch trình thăm quan khu phố cổ Hà Nội của hầu hết du khách bốn phương đến với thủ đô nghìn năn văn hiến cùng bề dày lịch sử gìn giữ phát triển đất nước.

Phố Hàng Chiếu từng là một nơi chiến đấu ác liệt của quân ta trong những ngày tháng đầu của cuộc Kháng chiến chống Pháp. Trận địa Ô Quan Chưởng đã đứng vững cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Thành phố ngày 17/02/1947 qua cầu Long Biên gần kề đó.

Phút yên bình giữa phố phường tấp nập…

Cuộc sống thường ngày trên con phố Hàng Chiếu

Bà cụ với quán nước nhỏ trên hè phố tấp nập đầu cửa ô

Thời gian đó giữa lúc cả Hà Nội, cả Liên khu I đang là một chiến trường ác liệt mịt mù khói súng thì đúng ngày 1 tết Đinh Hợi (tức ngày 22/1/1947), một bữa tiệc do Trung đoàn Thủ đô tổ chức tại số nhà 85 phố Hàng Chiếu với danh nghĩa là chiêu đãi các ngoại kiều nhưng thực chất là để tập hợp các đại biểu, giải thích cho họ rõ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đồng thời cho họ thấy tận mắt nhìn thấy khí thế và thực tế vững mạnh của Liên khu I, gián tiếp bác bỏ luận điệu tuyên truyền của giặc Pháp rằng Liên khu I đang kiệt quệ, Trung đoàn Thủ đô đang tan rã.

Góc rêu phong cổ kính chứng kiến những năm tháng thăng trầm lịch sử đi qua trên con phố luôn tấp nập người qua kẻ lại…

Phố Hàng Chiếu gắn liền với bề dày lịch sử Hà Nội qua các thời kỳ, nối khu vực những phố bên ngoài Cửa Đông thành Hà Nội với bến sông, qua cửa ô Đông Hà. Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất của Hà Nội cũ còn tồn tại trong số ngót hai chục cửa ô đã bị phá hủy khi mở mang phố xá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại