Hai thủ đao đã chém ông Ỉn đúng giờ chính Ngọ

Thành Chung - Hải Sơn |

Phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ từ đình làng Ném Thượng (P.Khắc Niệm, TP Bắc Ninh) cho biết, đúng giờ chính Ngọ (12h trưa), hai đao thủ đã tiến hành chém lợn theo nghi lễ truyền thống.

Xung quanh lễ hội chém lợn vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều. Mời quý độc giả bày tỏ quan điểm của mình và gửi về Tòa soạn theo địa chỉ [email protected]. Những ý kiến đặc sắc sẽ được chúng tôi đăng tải.

Vào sáng nay 24/2 (tức ngày 6 Tết Âm lịch), lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh đã diễn ra với các nghi thức truyền thống. Dưới đây là diễn biến sự kiện đang gây tranh cãi trong dư luận xã hội, được phóng viên Trí Thức Trẻ phản ánh từ hiện trường.

12h15 phút: Hai ông thủ đao được tặng cờ lưu niệm. Bên trong đình, hai chiếc đao vừa chém ông Ỉn được đặt trang trọng.

Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi hai thủ đao chém lợn xong, một số người đã quệt tiền vào máu lợn để lấy may.

Cảnh làm thịt, chia thịt lợn sau nghi lễ.

Dọn dẹp sân đình và phần tiết lợn.

12h00 phút: Chính thức "khai đao" ông Ỉn. Hai đao thủ đã cùng chém nhiều nhát vào ông Ỉn theo nghi lễ.

11h58 phút: Hai ông thủ đao vào làm lễ xin đao.

11h53 phút: Nghi thức trống lệnh phất cờ được tiến hành.

11h46 phút: Ban tổ chức mời trưởng ban và hai gia đình vào làm lễ hoàn rước. Thủ đao và tướng cờ vào nội đình làm lễ.

11h38 phút: Ông Ỉn đã về đến đình, người dân cũng kéo đến chật kín xung quanh để xem nghi lễ "khai đao".

Lúc 11h30 phút, theo ghi nhận của chúng tôi, hàng nghìn người đã tập trung về khu vực đình chờ đón đoàn rước trở về để thực hiện nghi lễ chém lợn.

Quanh khu vực thực hiện nghi lễ ở sân đình, ban tổ chức đã cho lập hàng rào sắt để đảm bảo an toàn.

 
GS. TSKH Trần Ngọc Thêm
Người Việt có tập tục và lối suy nghĩ: giết lợn đồng nghĩa hóa kiếp cho nó sang một kiếp khác tốt đẹp hơn. Như vậy, một nhát chém là giúp nó nhanh siêu thoát. Thêm vào đó, con lợn được chém rất được coi trọng (được gọi là ông). Như vậy có tàn ác hay không, phải đứng từ góc độ người dân mà nhìn. (Theo Tiền Phong)
 
GS Trần Lâm Biền
Tục đâm trâu, chém lợn tồn tại đến giờ bởi nó có ý nghĩa quan trọng về tinh thần và tín ngưỡng đối với cộng đồng bản địa. Và, khi chủ nhân của những nghi thức ấy thấy nó vẫn còn có sự hợp lý, thì chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để cùng suy nghĩ, chứ đừng vội tự cho mình cái quyền phán xét gọn lỏn bằng hai chữ “dã man” một cách võ đoán. (Theo Thể thao & Văn hóa)
Nơi sẽ khai đao ông Ỉn.
Nơi sẽ "khai đao" ông Ỉn.

Khu vực đình làng việc chuẩn bị cho nghi lễ chém lợn đã hoàn tất.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Hân, 67 tuổi (nguyên trưởng thôn Ném Thượng giai đoạn 1996 - 2000) bày tỏ: "Việc tổ chức chém lợn của chúng tôi chỉ diễn ra trong khu vực này và là nét truyền thống của quê hương nên dân làng năm nay sẽ thực hiện theo đúng nếp xưa các cụ để lại. Mong mọi người hiểu rõ".

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng VN
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
Đây là những tục hèm gắn với một số cộng đồng, và trước đây khi thực hiện thì người ta còn cấm người ngoài không tham gia. Nét phong tục, tập quán này rất sâu sắc và liên quan đến niềm tin, tín ngưỡng của họ, thậm chí tiềm ẩn cả một sức mạnh, còn người bên ngoài không có cảm nhận đó thì có thể coi là dã man.

Ông Nguyễn Văn Bản, 66 tuổi cho biết, năm 2013, 2014 do nhiều ý kiến khác nhau nên việc chém được chuyển sang cứa.

Năm 2015, dựa trên lòng dân, nét văn hóa cổ truyền của quê hương nên các cụ quyết tâm sẽ giữ nét cổ xưa các cụ truyền lại là chém lợn.

Theo ông Bản, hai ông Ỉn năm nay được tuyển chọn rất kỹ và do các gia đình sinh năm 1966 nuôi trong làng.

Việc tuyển chọn gia đình nuôi các ông Ỉn này cũng rất kỹ càng, vợ chồng phải còn đầy đủ, hòa thuận, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật.

Các ông Ỉn khi chọn đều phải có trọng lượng khoảng 25kg.

Bắt đầu chọn gia đình nuôi từ tháng 7 và sau khi các cụ quyết sẽ tiến hành nuôi từ tháng 8.

Ông Trần Văn Hân, 67 tuổi, nguyên trưởng thôn Ném Thượng giai đoạn 1996 - 2000, thành viên trong hội bô lão cho hay, dù có nhiều ý kiến được đưa ra nhưng năm nay, các cụ quyết định sẽ giữ nguyên nghi lễ truyền thống chém lợn ở sân đình.

Lễ rước lợn trước giờ "khai đao"

 
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên
Việc dẹp bỏ chuyện chém lợn là việc làm nhân văn. Chúng ta giữ những tín ngưỡng dân gian nhưng cần thay đổi cho phù hợp với xã hội, tránh những tác động tiêu cực tới giới trẻ.

Người dân trong làng mang đồ ăn, thức uống đến mời đoàn phục vụ lễ rước...

 
Ông Nguyễn Đăng Chương – “Ông thủ đao” đầu tiên trong lễ chém lợn
“Hai năm nay, vì có những quan điểm khác nhau về việc chém lợn giữa sân đình gây phản cảm nên chúng tôi chỉ còn làm theo hình thức, không chém nữa. Người dân chúng tôi vẫn muốn giữ được truyền thống và cái tích mà các cụ để lại. Từ khi bỏ nghi thức chém lợn đi, người dân không còn thấy hào hứng như những năm trước nữa”.

Ông Trần Văn Hân, 67 tuổi, nguyên trưởng thôn Ném Thượng giai đoạn 1996 - 2000 cho biết, nghi lễ chém lợn của làng Ném Thượng đã có từ hàng trăm năm nay.

Đây là nghi lễ nhằm tưởng nhớ công lao của tướng quân Lý Đoàn Thượng (thời nhà Lý).

Sau khi đưa quân về vùng núi Ngoạn Sơn gặp 1 con lợn rừng đã hô quân bắt và chém để lấy thịt khao quân. Và từ đó có tục chém lợn.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại