Hà Nội hiện có 27 công trình giao thông vừa khai thác vừa thi công, Sở GTVT Hà Nội đã làm việc với 40 nhà thầu đang thi công lên phương án đảm bảo giao thông.
Khi xảy ra ùn tắc, xe không kịp về bến theo đúng lịch trình, các bến xe sẽ điều động xe tăng cường không để hành khách ùn ứ tại bến.
Ông Viện cho biết: “Chúng tôi cũng bố trí Thanh tra giao thông ứng trực tại các nút giao thông trọng điểm và các công trình giao thông đang thi công từ 6 đến 22h hàng ngày để đảm bảo an toàn giao thông”.
“Với quyết tâm cao nhất UBND TP Hà Nội đã giao Sở GTVT, Phòng CSGT tổ chức phân luồng, bảo đảm giao thông và nếu để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông quá 30 phút người dân có thể kiện chúng tôi” - ông Viện nói rõ.
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng, Phó trưởng Phòng CSGT TP Hà Nội cho biết, CSGT đã huy động 100% quân số, tăng cường cùng với lực lượng TTGT và lực lượng cảnh sát khác bố trí tại các điểm nóng, tăng cường tuần lưu để xử lý nghiêm các vi phạm phổ biến trong đợt này như đón trả khách không đúng quy định, nhồi nhét khách, thu giá vé quá quy định.
Bố trí hơn 30 xe đưa người nghèo về quê ăn Tết
Chiều 5/2, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng đã trực tiếp thị sát công tác tổ chức vận tải tại bến xe Mỹ Đình và một số tuyến giao thông trọng điểm như: Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Xuân Thủy, Cầu Giấy.
Tại bến xe Mỹ Đình, ông Hùng đánh gia cao lỗ lực của BQL đã tổ chức bán vé, bố trí phương tiện phục vụ nhân dân đi lại trong dịp Tết.
Tuy nhiên, tính đến chiều 5/2 mới có 115 doanh nghiệp giảm giá cước vận tải, vẫn còn 96 doanh nghiệp chưa thực hiện giảm theo chỉ đạo.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Tất cả các doanh nghiệp vận tải đều thống nhất, không phụ thu giá cước vào dịp Tết này”.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết: "Năm nay chúng tôi đã dự trù 35 xe của 8 doanh nghiệp phục vụ miễn phí cho công nhân nghèo và sinh viên nghèo về quê ăn Tết".