Triển lãm“Khoa học kỳ thú” do Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia của Australia (Questacon) tổ chức trưng bày khoảng 50 đồ vật khám phá khoa học dành cho học sinh, sinh viên diễn ra tại Trường ĐH Bách khoa từ ngày 10/4 – 13/4/2013.
Đó là những khám phá khoa học hấp dẫn theo các chủ đề như: Nguyên lý của âm nhạc và âm thanh, sinh học con người, ánh sáng, lực và chuyển động, cảm nhận và những câu đố. Các em học sinh Trường Dân lập Đoàn Thị Điểm Hà Nội vô cùng thích thú khi được tham gia những hoạt động khoa học bổ ích như tự tạo pin, giải mật mã, tạo vòi rồng, đo sự cân đối cơ thể, truyền âm thanh…
Pin tay: Khi đặt tay lên tấm kẽm, kim đồng hồ sẽ di chuyển.
Bạn có thể làm cho bình lặn trong chìm xuống bằng cách bóp méo chiếc bình bên ngoài. Đây là ứng dụng có thể chế tạo tàu ngầm.
Những điểm cầm của vật càng nhọn thì càng dễ cầm.
“Triển lãm là một minh chứng cho thấy khoa học thực sự thú vị, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chúng tôi hy vọng xây dựng cuốn sách song ngữ Anh – Việt “Vui cùng khoa học” nhằm hỗ trợ các trường học tại Việt Nam trong giảng dạy khoa học bằng tiếng Anh”, GS Graham Durant – giám đốc Trung tâm Questacon chia sẻ.
Thích thú với trò chơi khoa học bổ ích.
Đây cũng là hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Australia. Thông qua hoạt động này, Đại sứ Austraulia tại Việt Nam, Hugh Borrowman mong muốn khích lệ và thúc đẩy niềm yêu thích khoa học và công nghệ trong giới trẻ và các em nhỏ Việt Nam.
Ngài Đại sứ Australia tại Việt Nam, Hugh Borrowman mong muốn khích lệ và thúc đẩy niềm yêu thích khoa học và công nghệ trong giới trẻ và các em nhỏ Việt Nam.
Không chỉ tạo không gian khoa học vui vẻ, lý thú cho các em nhỏ, đây còn là cơ hội để học sinh Trường Tiểu học và THCS Đoàn Thị Điểm giao lưu, thực hành khả năng nói tiếng Anh với chuyên gia nước ngoài.
Học sinh trao đổi các chuyên gia nước ngoài bằng tiếng Anh.
Hào hứng với chuyến đi tham quan trải nghiệm này, em Đỗ Khải Anh (HS lớp 5C) nói: “Cháu thực sự thấy thích những đồ vật khám phá khoa học vì nó rất gần gũi và chúng cháu có thể tự làm được. Cháu thích nhất khám phá trò chơi dùng tông gõ ống tạo âm thanh và chiếc gương kỳ diệu. Và cháu không chỉ được chơi, hiểu thêm về các trò chơi ứng dụng khoa học mà còn được nói tiếng Anh với người nước ngoài!”.
Học sinh được tự trải nghiệm, tìm hiểu thêm về sự kỳ diệu của khoa học.
Các em đều mong muốn những khám phá khoa học này được đem vào chương trình học
Trò chơi giải đố khơi gợi trí tò mò, sáng tạo của học sinh.
Cậu bé này đang thử ứng dụng truyền âm thanh.
Sự kỳ diệu của "chiếc gương thần kỳ".
Phát âm thanh bằng chiếc tông và những chiếc ống.
Triển lãm "Khoa học kỳ thú" sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 16 -18/4/2013 và thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 – 27/4/2013.