Bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu cho khách mời vào hộp câu hỏi ở trên hoặc email vào địa chỉ [email protected].
Vừa qua, trong ngành y đã xảy ra một số vụ tiêu cực gây suy giảm niềm tin trong nhân dân như vụ “nhân bản xét nghiệm” ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), vụ ăn bớt vắc xin tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, vụ tiêm chủng làm 3 trẻ sơ sinh tử vong tại Hướng Hóa (Quảng Trị) và gần đây nhất là vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường) hành nghề chui làm tử vong rồi vứt xác khách hàng xuống sông Hồng.
Với mong muốn trở thành cầu nối để người dân có thể chia sẻ, cảm thông với những khó khăn trong quản lý y tế và “hiến kế” cho những người đứng đầu ngành y tế, báo điện tử Trí thức trẻ sẽ tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề Hiến kế “chữa bệnh suy thoái về y đức” vào 9h ngày 31/10/2013.
Khách mời của chương trình gồm có:
1. Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân nguyện, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. Nói về vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường – Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác khách hàng xuống sông Hồng, bà Thu chia sẻ: “Đọc báo thấy đưa tin Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chối trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về vụ bác sĩ thẩm mỹ vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng, tôi thấy buồn thiệt là buồn… Vụ việc xôn xao như thế, dư luận phẫn nộ như thế đã trôi qua mấy hôm rồi mà bộ trưởng, người đứng đầu ngành y tế, sau khi đi công tác nước ngoài về không đăng đàn họp báo, lại từ chối trả lời báo chí, chỉ phát biểu ý kiến trong cuộc thảo luận tổ là khó có thể chấp nhận... Câu chuyện bác sĩ thẩm mỹ ở Hà Nội, tôi mong rằng đừng bao giờ xảy ra thêm một lần nữa. Đau lòng lắm!”
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu
Ông là người sáng lập trung tâm điều trị kết hợp bệnh nan y Get Well Natural, Hoa Kỳ. Hiện tại, ông phụ trách nghiên cứu miễn dịch của nhóm nghiên cứu về dị ứng tại Alameda-California Hoa kỳ. Điều đặc biệt quý trọng ở bác sĩ Hoàng Xuân Ba là với phương pháp chữa bệnh của mình, ông luôn suy nghĩ để việc điều trị ngày càng đến được với nhiều người, nhất là với những bệnh nhân nghèo ở Việt Nam. Ông mong muốn chữa bệnh cho người dân với giá rẻ nhất và cách làm đơn giản nhất. TS Hoàng Xuân Ba trước sau vẫn giữ trọn lời thề của người chiến sĩ áo trắng - lời thề Hypocrat:
“Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết”.
TS.BS Hoàng Xuân Ba.
3. GS Nguyễn Văn Tuấn – Giảng viên cao cấp tại Đại học New South Wales (Úc). GS Tuấn tốt nghiệp thạc sĩ ở Đại học Macquarie (Úc) và tiến sĩ thống kê, chuyên về dịch tễ học ở Đại học Sydney (Úc), tiến sĩ y khoa ở Đại học New South Wales (Úc), nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (postdoc) tại Đại học Basle, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Sandoz (Thụy Sĩ) và Bệnh viện St Thomas (Anh). Năm 1997, ông tốt nghiệp tiến sĩ Y khoa nội tiết học và được bổ nhiệm làm Phó giáo sư Dịch tễ học trường Y thuộc Đại học Wright States (Mỹ). Năm 1998 ông được bổ nhiệm Phó giáo sư y khoa tại trường này. Năm 2009, ông Tuấn tiếp tục được bổ nhiệm giáo sư Đại học New South Wales (Úc) và hiện là giảng viên cao cấp tại trường này.
Ngoài công việc thỉnh giảng, GS Nguyễn Văn Tuấn còn là một nhà nghiên cứu khoa học với các công việc như Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc và là nghiên cứu viên cao cấp Hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế Úc (NHMRC). Trên trường quốc tế, ông đã có gần 150 công trình nghiên cứu khoa học mà 70% là về di truyền học, 30% là dịch tễ học, đã từng làm giáo sư thỉnh giảng tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Hồng Kông.
GS Nguyễn Văn Tuấn.
4. Thiếu tướng, GS.TSKH, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Thầy thuốc Nhân dân Bùi Đại - nguyên Giám đốc Bệnh viện 108. GS Bùi Đại được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân tháng 3/1989, Anh hùng lực lượng vũ trang tháng 12/1989, vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước năm 2000. Ông là chuyên viên đầu ngành về Dịch học Quân sự, từng là Trưởng Tiểu ban Truyền nhiễm Quân đội. Ông cũng được bạn bè nước ngoài biết đến với tư cách là nhà chuyên gia chống dịch hàng đầu. Sau khi hòa bình lập lại, ông sang Lào đẩy lùi dịch sốt đái đen. Sau đó, ông sang Trung Quốc chữa dịch viêm màng não rồi sang Camphuchia chống hạch.
GS.TSKH Bùi Đại
5. Luật sư Đoàn Hữu Đủ, Phó vụ trưởng Vụ tổ chức, Bộ Y tế. Để có tiếng nói chính thức từ lãnh đạo Bộ Y tế, báo điện tử Trí Thức Trẻ đã gửi công văn mời Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự cuộc giao lưu. Nhưng vì lịch họp Quốc hội và lịch công tác khác nên cả Bộ trưởng và các vị Thứ trưởng đều không thể tham gia giao lưu. Chính vì vậy, Lãnh đạo bộ cử luật sư Đoàn Hữu Đủ tham gia cuộc giao lưu trực tuyến Hiến kế “chữa bệnh suy thoái về y đức”.
Luật sư Đoàn Hữu Đủ
6. PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế. TS Trần Đáng là người từng dẫn ra 5 ví dụ về sự yếu kém của ông Cao Minh Quang – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - trong công tác quản lý. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký quyết định điều chuyển ông Cao Minh Quang về làm chuyên viên Viện Dược liệu. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật ông Cao Minh Quang bằng hình thức cảnh cáo. Với tinh thần quyết tâm đấu tranh với những tiêu cực trong ngành y, TS Đáng sẽ có những chia sẻ đầy tâm huyết với độc giả.
PGS. TS Trần Đáng
7. GS.BS Đặng Hanh Đệ - Chủ tịch sáng lập Hội Phẫu thuật tim mạch & lồng ngực Việt Nam. Bàn về thực trạng của ngành y hiện nay, GS Đệ chia sẻ: “Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức hay “12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế”. Kể từ đó đến nay, 12 điều y đức được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện, trung tâm y tế, nhưng có lẽ ít người thuộc, và càng ít hơn số người thực hiện 12 điều y đức đó. Tôi cho rằng, chữ “tâm” của người bác sĩ chính là yếu tố xuyên suốt 12 điều đó. Có chữ “tâm” nghĩa là người bác sĩ đã thực hiện đúng và đủ cả 12 điều y đức”.
GS. BS Đặng Hanh Đệ
8. Nhà thơ Vũ Quần Phương – nguyên Đại biểu Quốc hội khóa IX, nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp. Nhà thơ Vũ Quần Phương tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm trước khi chuyển sang làm thơ, nhà phê bình văn học. Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Ông cũng là cha đẻ của GS Vũ Hà Văn, nhà toán học Việt Nam xuất sắc hàng đầu thế giới hiện nay. Năm 2008, GS Vũ Hà Văn vinh dự được nhận Giải thưởng Polya - một giải thưởng lớn của Hội Toán học Ứng dụng và Công nghiệp Hoa Kỳ (SIAM).
Nhà thơ Vũ Quần Phương và con trai - GS Vũ Hà Văn
Bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu cho khách mời vào hộp câu hỏi ở trên hoặc email vào địa chỉ [email protected].
9. Nhà báo Trần Mai Anh - mẹ “chú lính chì” dũng cảm Phùng Thiện Nhân. Chị Mai Anh đang là biên tập viên tạp chí Heritage. 6 năm trước, khi đọc 1 thông tin về bé Thiện Nhân - một bé trai bị mẹ vứt bỏ đã bị kiến và con vật nào đó ăn mất một chân phải và bộ phận sinh dục trên một ngọn đồi heo hút thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam – vợ chồng chị Mai Anh đã nhận cháu bé làm con nuôi. Chỉ từ năm 2008 - 2009, Thiện Nhân đã được bố mẹ nuôi đưa đến 13 bệnh viện, trong đó có 8 bệnh viện ở Việt Nam, 3 bệnh viện ở Thái Lan và 2 bệnh viện ở Mỹ để kiếm tìm một địa chỉ có khả năng chữa được tổng thể bệnh của Nhân (xương khớp, tiết niệu, trị bệnh và tâm lý) bằng bất cứ giá nào. Bằng sự nỗ lực của vợ chồng chị Mai Anh và sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người, đến nay, bé Thiện Nhân đã có thể bước đi bằng chiếc chân giả. Một điều kỳ diệu hơn, bộ phận sinh dục của em đã được tái tạo thành công. Với những trải nghiệm trong suốt thời gian đưa con trai đi giành lại cuộc sống, chị Mai Anh sẽ chia sẻ với độc giả về những nền y học, những bệnh viện mà chị đã từng đến, những y bác sĩ mà chị từng gặp và nhờ tái tạo cuộc sống cho con trai mình.
Nhà báo Trần Mai Anh và "chú lính chì" dũng cảm Phùng Thiện Nhân
Bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu cho khách mời vào hộp câu hỏi ở trên hoặc email vào địa chỉ [email protected].
Những thông tin đặc biệt vụ trọng án: Đi thẩm mỹ viện bị chết, bác sỹ ném xác xuống sông Hồng (cập nhật liên tục)
* Nhiều "nhà ngoại cảm" ra sông Hồng "phán", nạn nhân vẫn bặt tăm
* Nước mắt mẹ GĐ thẩm mỹ ném xác khách hàng: "Tôi không dám xem TV"
* Chồng nạn nhân bị ném xác hốc hác, thẫn thờ bên sông chờ vợ Toàn bộ thông tin vụ việc: BẤM VÀO ĐÂY |