Giám đốc Sở 30 tuổi: Kỷ lục bị xô đổ và những hy vọng mới

Bùi Hải |

Sau khi GS Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới, thì chiếc cổng sắt to nặng của trường TH Thực nghiệm ở Hà Nội – nơi GS Châu đã từng theo học - bị xô đổ.

Những phụ huynh đã kiên nhẫn xếp hàng từ 11h đêm hôm trước, cuối cùng cũng không thể kiên nhẫn hơn trước sức nóng hầm hập của “hàng trăm ước vọng Ngô Bảo Châu version 2,3,4 khác” cùng nhấp nhổm lao vào giành giật mấy chục bộ hồ sơ lớp 1.

Chiếc cổng sắt bị xô đổ ấy, đã không chỉ khiến dư luận trong nước sục sôi mà còn khiến báo chí nước ngoài kinh hãi.

Tuy nhiên, so với việc một người 30 tuổi có sở thích tao nhã mê chơi chim, được giữ chức Giám đốc Sở, thì cái cổng sắt mấy năm trước, chỉ là một kỷ lục cấp… tổ dân phố.

Rất nhiều kỷ lục được xô đổ trong vụ bổ nhiệm tốn giấy mực này.

Kỷ lục thứ nhất bị xô đổ: Ông Bảo đi du học từ tháng 8.2010 thì đến tháng 8.2011, lãnh đạo mới ký quyết định cử ông Bảo du học với kinh phí cấp cả tỉ đồng.

Kỷ lục này, khiến người ta nhớ lại “kỷ lục bình thản” mà Chủ tịch tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm đã làm khi ký ban phát đất rừng cho một số lãnh đạo và vợ con họ.

Ông Trăm bảo mình “hoàn toàn bình thản” vì “khi ký tôi cũng không biết những người này ở đâu, chỉ có danh sách còn con người tôi cũng không biết mặt...”

Còn vị lãnh đạo kí quyết định biết rất rõ ông Bảo đã đi du học được một năm nhưng vẫn ký, bởi vì ông cũng có chỗ dựa là một kỷ lục “vượt 15 ải”.

Điều này được chính ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch Quảng Nam hé lộ: Việc xét duyệt cho ông Bảo phải đi qua cửa ải của 15 vị trong Hội đồng đức cao vọng trọng.

Cả 15 vị lão luyện quan trường ngâm cứu hồ sơ và “gia cảnh” của ông Bảo, nhưng vẫn không phát hiện ra điểm gì bất hợp lý, thì ông còn lăn tăn gì mà không ký cái rẹt?!

Kỷ lục thứ hai mới vô tiền khoáng hậu. Ông Thu hé lộ:

Sau 6 năm ban hành Quyết định 42 của UBND tỉnh về quy định cơ chế chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, mới chỉ có một mình ông Bảo được cử đi học thạc sĩ ở nước ngoài.

Kỷ lục này làm người ta bật ra câu hỏi: Quyết định 42 quá xa rời thực tế hay Quảng Nam mới chỉ có 01 nhân tài đủ tiêu chuẩn?

Những người bật ra câu hỏi này càng băn khoăn hơn khi họ mở Cổng thông tin của Sở Nội vụ Quảng Nam.

Bấm vào đường link Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND, ban hành ngày 30/11/2009 về việc quy định cơ chế chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, thì kết quả lại ra một quyết định hoàn toàn khác:

Quyết định ban hành quy định về thực hiện chế độ, chính sách luân chuyển cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam.


Bấm vào đường link Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND, ban hành ngày 30/11/2009 về việc quy định cơ chế chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, thì kết quả lại ra một quyết định hoàn toàn khác.

Bấm vào đường link Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND, ban hành ngày 30/11/2009 về việc quy định cơ chế chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, thì kết quả lại ra một quyết định hoàn toàn khác.

Trên cuộc chạy vượt rào thần tốc của một người trẻ lên vị trí giám đốc Sở, người ta còn xô đổ một số kỷ lục khác.

Đó là việc vượt qua mức rào của Bộ Nội vụ. Bộ này quy định nếu muốn bổ nhiệm giám đốc sở thì phải là chuyên viên chính, nhưng ông Bảo thì chưa.

Đó là việc ông Bảo vượt qua cả 3 lần bỏ phiếu tín nhiệm từ cấp dưới lên cấp trên, đều đạt 100% phiếu bầu.

Kỷ lục tín nhiệm tuyệt đối này, theo ông Trần Xuân Thọ (Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy), có được hoàn toàn là nhờ việc bầu bán đúng quy trình và không có chuyện ưu ái do là con trai của ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy.

Việc ông Bảo – người được mô tả là nói tiếng Anh giỏi, nhiệt huyết – lên giám đốc sở ở tuổi 30, chắc chắn sẽ dấy lên niềm hy vọng mới cho bao người trẻ khác.

Những sinh viên Quảng Nam đã du học 1-2 năm bằng tiền túi, cũng có thể tranh thủ cơ hội này làm đơn xin được Tỉnh cấp kinh phí từ đầu để du học tiếp.

Những người nói tiếng Anh giỏi và giàu nhiệt huyết ở nhiều tỉnh thành khác, cũng hoàn toàn có thể kiến nghị lãnh đạo ban hành những “quyết định rất đặc thù”, giống như quyết định 42: 6 năm chỉ cử một người đi học thạc sĩ.

Những ai có hoài bão quan chức, dù chưa là chuyên viên chính, cũng có thể thử chạy vượt rào bằng nhiều cách, để xô đổ những kỷ lục lỗi thời.

Và biết đâu, hàng trăm người, mấy năm trước đã từng xô đổ cổng trường Thực Nghiệm, sẽ thấy hối hận một cách sâu sắc: Muốn đạt kỷ lục, không thể dùng “sức” mà phải dùng “trí”.

Có cố hết sức xô đổ cổng, cũng chỉ có thể cướp được 01 bộ hồ sơ… dự tuyển vào lớp 1.

Còn dùng trí, thì một người chơi chim chào mào bình dị, cũng có thể bẫy được đại bàng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại