Chuyện giờ mới kể về 30 Hoàng Diệu: Nhà cụ đơn sơ quá!

Phương Nhi |

(Soha.vn) - "Hôm đi viếng Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, khi vừa bước vào nhà, tôi thấy giật mình vì nhà Cụ đơn sơ quá, từ đồ dùng trong nhà cho tới bộ bàn ghế, tất cả đều giản dị..."

“Cửa sổ 30 Hoàng Diệu vẫn mở đấy thôi

Mây trắng nhớ nụ cười Người vương nắng

Gió len phòng hong khô ngày nước mắt

Đừng vội tan hơi ấm cuối còn gần”

Lời thơ của Lương Đình Khoa dường như đã nói thay lời của hàng triệu trái tim người con đất Việt. Đêm thứ 3 sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về với đất mẹ Quảng Bình, dòng người đến viếng tại ngôi nhà thân quen của Đại tướng tại Hà Nội vẫn không hề vơi bớt. Có những người xách ba lô chuẩn bị về quê cũng tranh thủ ghé qua viếng, có những người phụ nữ cầm hoa tần ngần đứng hồi lâu trước cổng nhà Đại tướng, có những cụ già hàng ngày không quên đôi ba lần đi bộ tới “thăm”, có những em nhỏ tuy chưa một lần gặp Người nhưng vẫn sụt sùi nước mắt khóc thương...

Đêm 15/10, cũng như 10 ngày trước đó, cô Nguyễn Ngọc Thủy (số nhà A10, ngõ 164 Gia Lâm, Hà Nội) lại ra nhà Đại tướng thắp nến và cầu nguyện. Và cô đã nguyện thắp nến và để tang Đại tướng suốt chuỗi thời gian dài phía trước.

"Tất cả đều xuất phát từ tấm lòng rất thật của những dân đất Việt. Từ ngày Cụ mất, ngày nào tôi cũng tới đây, thậm chí đến 4 - 5 lần, có những hôm ở lại tới 2 – 3h đêm mới về. Thực lòng với tôi, tôi luôn tự nhủ: Tôi chỉ có thể khóc Cụ, khấn Cụ một lần nữa thôi” - vừa lúi húi thắp những ngọn nến lên tường rào nhà Đại tướng, cô Thủy vừa bùi ngùi chia sẻ.

“Nhà của Đại tướng sao đơn sơ, giản dị quá!”

Đêm thứ 3 sau khi Đại tướng về với đất mẹ, cô Thủy vẫn đều đặn ra ngôi nhà 30 Hoàng Diệu thắp nến và cầu nguyện.

Không chỉ đi một mình, cô Thủy còn thường xuyên dắt thêm cháu nhỏ 4 tuổi nhà mình đi cùng. “Tụi nhỏ tuy không biết nhiều về Đại tướng nhưng tôi luôn kể cho chúng nghe. Khi xem ti vi, thấy người lớn khóc, chúng cũng rân rấn nước mắt theo. Cả xóm tôi, từ người bán rau, tới chị lao công hay người lái xe ôm, tất cả đều kính trọng, khâm phục và dành tình cảm yêu mến tới Đại tướng. Mỗi lần họ đi qua đây, họ đều ghé xuống vái lạy Người” – cô Thủy xúc động nói.

Là một người dân buôn bán trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) nhưng kể từ khi Đại tướng mất, cô Hoàng Phương Hoa chấp chận tạm bỏ công việc, hằng ngày lui tới nhà Đại tướng để thắp hương vái vọng Người. Với cô, đây là một nét văn hóa của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung dành cho vị Đại tướng kính yêu của dân tộc.

“Hôm trước, tôi có xếp hàng cả ngày để được vào viếng Cụ. Khi vừa bước vào nhà, tôi thấy giật mình vì nhà Cụ đơn sơ quá, từ đồ dùng trong nhà cho tới bộ bàn ghế, tất cả đều giản dị, chân chất, không trang hoàng, lộng lẫy như nhà của nhiều quan chức khác, không nhà cao cửa rộng, không sơn son thiếp vàng, đồ dùng xa xỉ… Ở nhà Cụ chỉ có khuôn viên ngoài vườn là rộng còn bên trong lại không có gì xa hoa hay đắt tiền hết!" – cô Hoa nhận xét.

“Nhà của Đại tướng sao đơn sơ, giản dị quá!”

"Khi vừa bước vào nhà, tôi giật mình vì nhà Cụ đơn sơ quá" - Cô Hoàng Phương Hoa nói.

 

Thậm chí, ngay cả tính cách những người con của Cụ cũng giản gị như được nối gót, “di truyền” từ chính phẩm chất, đạo đức của Đại tướng vậy!

“Chúng tôi – những người dân rất đỗi bình thường tới viếng nhưng vẫn được con cái Cụ ân cần tiếp đón. Cậu con trai thứ của ông còn ra bắt tay từng người một, rất gần gũi, thân tình. Tôi nghĩ, các con của Đại tướng đã học được tính mộc mạc, chân thật của cha mình. Điều đó thực sự đáng quý, nhất là trong thời buổi bon chen như hiện nay. Tôi cảm thấy rất trân trọng!” – vừa ngước đôi mắt buồn bã dõi vào ngôi nhà Đại tướng, cô Hoa vừa nhấn mạnh.

Không chỉ người lớn, các em nhỏ khi được bố mẹ đưa tới cũng thành tâm chắp tay nguyện cầu cho Người an nghỉ nơi vĩnh hằng. Bé Hoàng Nam (4 tuổi) cứ luôn miệng hỏi mẹ mình: "Mẹ ơi, bác đâu rồi?!", "Con không nhìn thấy Bác"; "Bao giờ mình được về Quảng Bình thắp hương viếng Bác?"; "Quê bác có xa không?"… Và khi được hỏi về sự ra đi của Đại tướng, vẻ mặt buồn rầu, bé núp vào lòng mẹ...

“Có thể mỗi người một cảm xúc khác nhau nhưng ai cũng tự nhủ rằng: Đây có lẽ là lần cuối mọi người được chia sẻ cảm xúc đặc biệt, thiêng liêng này”, mẹ của bé Hoàng Nam nhắn nhủ.

3 ngày sau khi Quốc tang của Đại tướng, cho đến hôm nay “lá cờ rủ trong lòng người” vẫn chưa hề hạ xuống. Nhiều người dân khi đến 30 Hoàng Diệu vẫn rơi nước mắt khi nhắc về Đại tướng.

Cụ bà tên Liên ngày nào cũng đi xe buýt từ Hàng Cót tới 30 Hoàng Diệu để vái lạy Người. “Tôi nghĩ nếu bây giờ cửa cổng nhà Đại tướng lại mở để người dân thập phương vào viếng Bác thì chắc chắc, dòng người xếp hàng vẫn đông như thế. Bởi giống như tôi, dù đã đến một lần rồi, vẫn muốn đến nữa, đến mãi không thôi. Quý lắm, yêu lắm, tình cảm lắm, chân thật lắm” – bà Liên ngậm ngùi nói.

“Nhà của Đại tướng sao đơn sơ, giản dị quá!”

3 ngày sau khi Quốc tang của Đại tướng, dòng người kéo đến nhà Đại tướng vẫn rất đông.

“Nhà của Đại tướng sao đơn sơ, giản dị quá!”

Cầu nguyện cho Đại tướng an nghỉ nơi vĩnh hằng...

“Nhà của Đại tướng sao đơn sơ, giản dị quá!”

Bé Hoàng Phan Nam Anh (12 tuổi, Giáp Bát, Hà Nội): "Con rất buồn khi Bác đã ra đi!"

“Nhà của Đại tướng sao đơn sơ, giản dị quá!”

Nhiều người vẫn mua hoa kính viếng hương hồn Đại tướng tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu.

-------
VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Lời tòa soạn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về nơi an nghỉ nghìn thu tại Vũng Chùa - Đảo Yến, quê hương Quảng Bình, nhưng lòng dân thì mãi luôn hướng về ông. Bạn đọc có thể bấm vào các nội dung dưới đây cho phù hợp với nhu cầu thông tin của mình:

1) Nơi AN NGHỈ của Đại tướng tại Quảng Bình: Vì sao Đại tướng chọn Vũng Chùa; Hình ảnh Vũng Chùa; Chỉ dẫn đường vào Vũng Chùa; Nhà ngoại cảm ngưỡng mộ nơi yên nghỉ của Đại tướng

2) Các video: Lễ Truy điệu, Đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay, Lễ An táng Đại tướng

3) Chính trị gia, chuyên gia trên thế giới nghiêng mình trước Đại tướng

4) Những BÀI BÁO ĐẶC BIỆT chỉ có ở Soha.vn

5) Đặt tên đường mang tên Võ Nguyên Giáp như thế nào?

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại