Chiêm ngưỡng 11 cổ vật quý báu của Quốc gia

Phan Nguyễn |

(Soha.vn) - Ngày 9/3, 11 cổ vật quý báu của Quốc gia được trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Hà Nội.

Buổi tọa đàm sinh viên: Tìm hiểu về bảo vật Quốc gia Việt Nam nhằm giới thiệu đến công chúng. Đặc biệt, đến với chương trình này, các bạn sinh viên có cơ hội tham gia trò chuyện, thảo luận với những nhà nghiên cứu lịch sử về các công việc bảo tàng, thông qua đó, được trải nghiệm kiến thức đã học và tăng thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa dân tộc.
Buổi tọa đàm sinh viên: Tìm hiểu về bảo vật Quốc gia Việt Nam nhằm giới thiệu đến công chúng. Đặc biệt, đến với chương trình này, các bạn sinh viên có cơ hội tham gia trò chuyện, thảo luận với những nhà nghiên cứu lịch sử về các công việc bảo tàng, thông qua đó, được trải nghiệm kiến thức đã học và tăng thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa dân tộc.
Buổi tọa đàm có sự tham dự của TS. Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia và rất nhiều các bạn trẻ, các em sinh viên đến từ trường Đại học Văn hóa, Đại học KHXH & NV,…
Buổi tọa đàm có sự tham dự của TS. Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia và rất nhiều các bạn trẻ, các em sinh viên đến từ trường Đại học Văn hóa, Đại học KHXH & NV,…
Trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chí Bảo vật quốc gia, Thủ tướng chính phụ đã ký quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1/10/2012 công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 1) cho 30 hiện vật và nhóm hiện vật thuộc các bảo tàng Việt Nam. Trong số đó, Bảo tàng lịch sử quốc gia vinh dự được công nhận 11 Bảo vật quốc gia.

Trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chí Bảo vật quốc gia, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1/10/2012 công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 1) cho 30 hiện vật và nhóm hiện vật thuộc các bảo tàng Việt Nam. Trong số đó, Bảo tàng lịch sử quốc gia vinh dự được công nhận 11 Bảo vật quốc gia.

Trống đồng Ngọc Lũ là một trong những hiện vật đặc sắc của di sản văn hóa Việt cổ, đã trở thành biểu tượng nổi bật của văn hóa Đông sơn – một nền văn hóa cốt lõi và là nền tảng của văn minh sông Hồng.
Trống đồng Ngọc Lũ là một trong những hiện vật đặc sắc của di sản văn hóa Việt cổ, đã trở thành biểu tượng nổi bật của văn hóa Đông sơn – một nền văn hóa cốt lõi và là nền tảng của văn minh sông Hồng.
Trống được phát hiện vào khoảng những năm 1893 – 1894 ở làng Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) với hình dáng hài hòa, cân đối, hoa văn trang trí vô cùng tinh xảo, đứng đầu trong những trống đồng Đông Sơn đẹp nhất hiện biết.
Trống được phát hiện vào khoảng những năm 1893 – 1894 ở làng Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) với hình dáng hài hòa, cân đối, hoa văn trang trí vô cùng tinh xảo, đứng đầu trong những trống đồng Đông Sơn đẹp nhất hiện biết.
Tang trống nở phình, đúc nổi hình thuyền, người hóa trang, chim mỏ dài…, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi.

Trống đồng Hoàng Hạ được phát hiện năm 1937, có hình dáng cân đối, hoa văn trang trí tinh xảo gồm 4 phần: mặt, tang, thân và chân trống. Mặt trống chờm ra khỏi tang, chính giữa đúc nổi mặt trời 16 tia, từ tâm ra có 15 vành hoa văn gồm các loại: hình học, vòng tròn chìm giữa có tiếp tuyến, đặc biệt là băng hoa văn chủ đạo mô tả người hóa trang, lông chim, cảnh sinh hoạt, 6 chiến thuyền chuyển động từ trái sang phải; phản ánh sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng của người Đông Sơn, trong đó có người chèo thuyền, những chiến binh tay cầm vũ khí,; cảnh xử tù binh; xen giữa các thuyền là những hình chim lạc có từ hai đến bốn con.

Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện vào năm 1961, là một hiện vật đặc biệt với hình khối to lớn, tạo tác và hoa văn độc đáo. Khi tìm thấy, trong thạp có một chiếc thạp nhỏ hơn chứa nhiều than tro và di cốt người.

Tang trống nở phình, đúc nổi hình thuyền, người hóa trang, chim mỏ dài…, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi.

Tượng hai người cõng nhau thổi khèn được nhà khảo cổ học O.Janse (Thụy Điển) phát hiện khi khai quật ngôi mộ gạch và được chuyển về Bảo tàng năm 1935. Khối tượng thể hiện một vũ công đang nhảy múa, sau lung là một nhạc công đang chơi khèn. Khối tượng tả thực nhưng toát lên vẻ đẹp giản dị, bình yên của thời đại Đông Sơn.

Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện vào năm 1961, là một hiện vật đặc biệt với hình khối to lớn, tạo tác và hoa văn độc đáo. Khi tìm thấy, trong thạp có một chiếc thạp nhỏ hơn chứa nhiều than tro và di cốt người.

Trống đồng Cảnh Thịnh được đúc mô phỏng theo dáng trống da truyền thống, hình trụ. Mặt trống cong vồng lê hình chỏm cầu, chính giữa có hai vòng tròn kép. Thân trống được chia làm ba phần, ngăn cách bằng 2 đường gân nổi. Trống có 4 quai hình khuyên gắn cách đều trên thân. Thân trống, từ trên xuống dưới, đúc nổi các băng hoa văn: nhũ đinh, lá đề, hồi văn chữ T và đề tài tứ linh: long, ly, quy, phượng. Minh văn khắc trên thân trống nói về bà Nguyễn Thị Lộc, vợ của Tổng Thái giám Giao quận công, vào năm Vĩnh Hựu thứ 2 đời vua Lê Ý Tông (1736) đã góp công đức lập chùa Linh ứng (nay là Chùa Nành, Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Trống đúc năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh, thời Tây Sơn (1800)

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là hiện vật trong sưu tập hiện vật độc bản được khai quật từ tàu đắm Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam năm 1999 – 2000) với kích thước lớn và hoa văn trang trí tinh xảo, phản ánh trình độ nghệ thuật chế tạo gốm Đại Việt thời Lê Sơ. Đây là sản phẩm thuộc dòng gốm men cao cấp được sản xuất phục vụ Hoàng tộc và xuất khẩu ra nước ngoài.

Cây đèn hình người quỳ cũng được phát hiện bởi nhà khảo cổ học O.Janse (Thụy Điển) khi đang khai quật ngôi mộ gạch và chuyển về Bảo tàng năm 1935. Đây là hiện vật rất độc đáo trong số ít những cây đèn cùng loại thuộc thời kỳ Hậu Đông Sơn, phản ánh sự giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa khác. Cây đèn với hình khối tạo tác và hoa văn trang trí, thể hiện tài năng nghệ thuật cũng như tư duy thẩm mỹ và khả năng tiếp nhận, thích ứng của người Việt cổ hàng ngàn năm trước.

Tượng hai người cõng nhau thổi khèn được nhà khảo cổ học O.Janse (Thụy Điển) phát hiện khi khai quật ngôi mộ gạch và được chuyển về Bảo tàng năm 1935. Khối tượng thể hiện một vũ công đang nhảy múa, sau lưng là một nhạc công đang chơi khèn. Khối tượng tả thực nhưng toát lên vẻ đẹp giản dị, bình yên của thời đại Đông Sơn.

Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn”  (ấn của Sảnh Môn Hạ) được phát hiện năm 1962, là chiếc ấn duy nhất của thời Trần được tìm thấy cho đến nay. “Môn Hạ Sảnh ấn” là một trong những ấn biểu hiện quyền lực của Nhà nước phong kiến dùng để đóng những văn bản hành chính quan trọng của triều đình đời vua Trần Duệ Tông. Đây cũng là một tư liệu lịch sử quý hiếm phản ánh về lĩnh vực tổ chức hành chính trung ương thời Trần.

Cây đèn hình người quỳ cũng được phát hiện bởi nhà khảo cổ học O.Janse (Thụy Điển) khi đang khai quật ngôi mộ gạch và chuyển về Bảo tàng năm 1935. Đây là hiện vật rất độc đáo trong số ít những cây đèn cùng loại thuộc thời kỳ Hậu Đông Sơn, phản ánh sự giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa khác. Cây đèn với hình khối tạo tác và hoa văn trang trí, thể hiện tài năng nghệ thuật cũng như tư duy thẩm mỹ và khả năng tiếp nhận, thích ứng của người Việt cổ hàng ngàn năm trước.

Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn”  (ấn của Sảnh Môn Hạ) được phát hiện năm 1962, là chiếc ấn duy nhất của thời Trần được tìm thấy cho đến nay. “Môn Hạ Sảnh ấn” là một trong những ấn biểu hiện quyền lực của Nhà nước phong kiến dùng để đóng những văn bản hành chính quan trọng của triều đình đời vua Trần Duệ Tông. Đây cũng là một tư liệu lịch sử quý hiếm phản ánh về lĩnh vực tổ chức hành chính trung ương thời Trần.

Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (ấn của Sảnh Môn Hạ) được phát hiện năm 1962, là chiếc ấn duy nhất của thời Trần được tìm thấy cho đến nay. “Môn Hạ Sảnh ấn” là một trong những ấn biểu hiện quyền lực của Nhà nước phong kiến dùng để đóng những văn bản hành chính quan trọng của triều đình đời vua Trần Duệ Tông. Đây cũng là một tư liệu lịch sử quý hiếm phản ánh về lĩnh vực tổ chức hành chính trung ương thời Trần.

Sách “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, xuất bản tại Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927 gồm 101 trang chữ Quốc ngữ, in lytô mực đen trên giấy nến , kích thước 15cm x 22cm, giới thiệu về các Đảng Cộng sản trên thế giới đồng thời đề cập đến những vấn đề cơ bản lý luận, đường lối cách mạng, việc xây dựng tổ chức và tập hợp lực lượng, đặc biệt nhấn mạnh những yêu cầu về phẩm chất đạo đức mà người cách mạng Việt Nam cần có. Tác phẩm là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên, có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sách “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, xuất bản tại Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927 gồm 101 trang chữ Quốc ngữ, in lytô mực đen trên giấy nến , kích thước 15cm x 22cm, giới thiệu về các Đảng Cộng sản trên thế giới đồng thời đề cập đến những vấn đề cơ bản lý luận, đường lối cách mạng, việc xây dựng tổ chức và tập hợp lực lượng, đặc biệt nhấn mạnh những yêu cầu về phẩm chất đạo đức mà người cách mạng Việt Nam cần có. Tác phẩm là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên, có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác phẩm “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù) của lãnh tụ Hồ Chí Minh là cuốn nhật ký bằng thơ có kích thước 9,5 cm x 12,5 cm, dày 82 trang loại giấy dó trắng, gồm 133 bài thơ viết tay bằng chữ Hán, trong đó có 126 bài theo thể “Thất ngôn Tứ tuyệt” (4 câu 7 chữ) của thơ Đường, được lãnh tụ Hồ Chí Minh viết từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943 trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ tại các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây  là một trong những di cảo quý gia của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù) của lãnh tụ Hồ Chí Minh là cuốn nhật ký bằng thơ có kích thước 9,5 cm x 12,5 cm, dày 82 trang loại giấy dó trắng, gồm 133 bài thơ viết tay bằng chữ Hán, trong đó có 126 bài theo thể “Thất ngôn Tứ tuyệt” (4 câu 7 chữ) của thơ Đường, được lãnh tụ Hồ Chí Minh viết từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943 trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ tại các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là một trong những di cảo quý gia của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946) gồm 2 trang giấy màu ngà không có dòng kẻ kích thước 13,5 cm x 20,5 cm được viết tại gác hai ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Đông, Hà Nội) kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, ngoài nét chữ mực nâu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có bút tích sửa bằng mực xanh của đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946) gồm 2 trang giấy màu ngà không có dòng kẻ kích thước 13,5 cm x 20,5 cm được viết tại gác hai ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Đông, Hà Nội) kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, ngoài nét chữ mực nâu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có bút tích sửa bằng mực xanh của đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại