Chàng sinh viên điển trai làm thêm gom tiền làm từ thiện

Bá Thức (ảnh NVCC) |

Vốn có tấm lòng lương thiện và mong muốn giúp đỡ người khác, Lê Mậu Sỹ đã làm thêm đủ nghề dành dụm tiền làm từ thiện.

Kinh doanh để có tiền làm từ thiện

Là sinh viên năm cuối ngành Tài chính của trường Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Lê Mậu Sỹ (sinh năm 1992, ở Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội) có một đam mê lớn với các hoạt động từ thiện.

Lê Mậu Sỹ mong muốn kinh doanh có nhiều tiền để làm từ thiện.
Lê Mậu Sỹ mong muốn kinh doanh có nhiều tiền để làm từ thiện.

Khi trò chuyện với chàng trai 9x này, tôi bị thu hút bởi ngoài vẻ đẹp trai, cách nói chuyện tế nhị và nụ cười đầy thiện cảm.

Mặc dù Sỹ đang tất bật với việc học ở trường, chuẩn bị đi thực tập vào năm cuối nhưng anh luôn cố gắng cân đối thời gian giữa học tập với các công tác từ thiện của mình.

Ngay từ khi bước vào năm nhất đại học, Sỹ đã bắt nhịp vào công việc kinh doanh bằng việc bán giày qua mạng, in hình trên cốc và đi chụp ảnh thuê…

Đối với Mậu Sỹ thì kinh doanh chỉ là một công việc để trợ giúp cho niềm đam mê từ thiện của mình. Anh chia sẻ: “Tôi kinh doanh cũng chỉ để có tiền giúp người khác. Bởi vậy, khách hàng muốn phát tâm bao nhiêu cũng được”.

Từ nhiều công việc kinh doanh nhỏ của mình, chàng sinh viên ngành Tài chính có thể kiếm thêm thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Điều đặc biệt là Sỹ sử dụng số tiền đó để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bởi với chàng trai này thì giúp đỡ mọi người chính là đem lại niềm vui cho bản thân.

Không dừng lại ở đó, tháng 10/2014, Mậu Sỹ cùng nhiều phật tử mở nhà hàng chay “Tâm Sen” ở Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông với mục đích kinh doanh để làm từ thiện.

Một hoạt động từ thiện của Sỹ Mậu ở vùng cao.

Một hoạt động từ thiện của Mậu Sỹ ở vùng cao.

Chàng trai sinh năm 1992 là quản lý chính của nhà hàng. Anh tâm sự: “Là sinh viên nên tôi không có nhiều tiền để làm từ thiện.

Vì vậy tôi chỉ có thể vận động, kêu gọi người giúp đỡ và tham gia vào làm việc bằng sức lực của mình”.

Chị Lê Huệ (sinh năm 1986) là đầu bếp chính của nhà hàng chay Tâm Sen đã tự lên mạng internet học nấu các món ăn để phụ vụ khách hàng.

Ngoài ra, các nhân viên ở đây đều là những phật tử nên họ không đòi hỏi về “chế độ” quá cao và tất cả đều làm với mục đích phát tâm từ thiện.

Niềm vui từ đam mê từ thiện

Hiện tại, chàng sinh viên đặc biệt này đang tham gia vào nhiều tổ chức từ thiện như “Câu lạc bộ 14 chữ”, “nhóm Từ Tâm”… chung tay mang đến niềm vui cho nhiều đồng bào vùng sâu vùng xa.

Từ Hòa Bình, Ninh Bình đến Lào Cai, Sơn La hay Hà Giang… hàng nghìn bộ quần áo và các suất quà đã được Mậu Sỹ cùng các tình nguyện viên của các tổ chức tình nguyện vân động, quyên góp và chuyển đến tận tay đồng bào.

Mậu Thi làm tình nguyện không mệt mỏi.

Mậu Sỹ làm tình nguyện không mệt mỏi.

Ngày 9/1/2015 vừa rồi Mậu Sỹ đã cùng Câu lạc bộ 14 chữ cắt băng khánh thành một nhà bán trú tại trường cấp 2 Mường Pồn, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trị giá 600 triệu đồng.

Ngoài ra, 600 áo ấm cùng nhiều suất quà đã được chuyển đến trẻ em dân tộc ở Sơn La. Sắp tới 1000 suất quà cũng sẽ được chuyển ra Quần đảo Trường Sa.

Mỗi lần đi làm từ thiện luôn mang đến cho chàng trai 9x này niềm vui và nhiều kỷ niệm.

“Có lần ở Mộc Châu, Sơn La tôi cho tiền các em nhỏ ở đó nhưng các em không lấy. Nhưng khi tôi cho kẹo các em mới nhận, về sau tôi biết vì tiền các em không biết làm gì, kẹo mới ăn được.

Còn một lần ở Sapa, đoạn đường vào bản cách khoảng 10km nhưng xe bị lầy không thể đi được. Các anh chị em lại phải xuống xe, vác mì tôm, chăn màn, quần áo quyên góp được vào bản”, Mậu Sỹ chia sẻ về những kỷ niệm đi làm từ thiện.

Lê Mậu Sỹ mong muốn kinh doanh có nhiều tiền để làm từ thiện.

Lê Mậu Sỹ luôn mong làm điều thiện nhiều hơn.

Với sở thích làm giúp đỡ mọi người của mình và nhiều công việc kinh doanh khác nhau nên thời gian biểu của Mậu Sỹ gần như kín hoàn toàn. Chính vì vậy, tuy được gia đình tạo điều kiện nhưng cũng không lần bị bố mẹ nhắc nhở vì lo lắng.

“Bố mẹ tôi đều làm ngành quân đội lại không ai theo đạo Phật nên sợ mình lên chùa xuống tóc đi tu. Với lại tôi tham gia nhiều, đi nhiều như vậy bố mẹ sợ ảnh hưởng đến việc học tập”, Mậu Sỹ lý giải.

Dự định trong tương lai của Mậu Sỹ là làm một công việc trong ngành Tài chính hoặc trở thành phiên dịch viên có mức thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống và phục vụ cho sở thích từ thiện.

Hãy chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh thương tâm bằng cách gửi tiền ủng hộ đến Quỹ Tấm lòng Thiện, Báo điện tử Trí thức trẻ.

Tài khoản: 1912.832.546.5015

Báo Điện tử Trí Thức Trẻ - Techcombank Lĩnh Nam - Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 21, tòa nhà Hapulico Center Building, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Tòa soạn sẽ là nhịp cầu nối Tấm lòng thiện của độc giả tới những hoàn cảnh khó khăn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại