Con cá huyết rồng này đã được người dân chôn. (Ảnh: T.Nốt/Người Lao Động)
Tháng 2/2013, một số một số công nhân thuộc Xí nghiệp Đông lạnh Thủy sản AFIEX (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú, An Giang) phát hiện cá huyết rồng dài gần 2m, nặng khoảng 80 kg nổi trên mặt nước.
Hơn một giờ sau đó, cá bốc mùi hôi thối nên công nhân đào hố ở vị trí gần đó chôn cá.
Do nghĩ đây là cá “thiêng” nên một số người đã thắp hương trước mộ của nó để mong gặp được may mắn. (Theo Người Lao Động)
Cá huyết rồng nặng gần 70 kg được người dân treo lên. (Ảnh: Báo An Giang)
Ngày 29/1/2013, vợ chồng anh Phạm Văn Dẽo (ấp Phú Trung, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang) đang chài cá tại khu vực ngã tư kênh Xáng thì bắt được con cá huyết rồng "khủng"
Cá dài 1,8 mét, chu vi thân 85 cm, nặng gần 70kg, vẩy lấp lánh màu đỏ.
Theo tờ Pháp luật TP.HCM, nhiều người dân cho rằng cá huyết rồng tượng trưng của sự may mắn nên đến xẻo lấy vảy cá về nhà nhưng không ai xẻo được vì vảy cá quá chắc.
Sau đó, con cá được một số cán bộ ở huyện Phú Tân đến chở đi, đem về tỉnh nghiên cứu.
Được biết cá huyết rồng có tên khoa học là Scleropages formosus, một loài cá nước ngọt quý hiếm và nằm trong sách đỏ thế giới.
Con cá rồng này được thả vào bể oxy nhưng sau đó đã chết.
Không ai dám mua con cá này làm thịt vì sợ. (Ảnh: Zing)
Trước đó, năm 2012, tại thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), 2 ngư dân đánh bắt cá trên sông Hậu, đoạn gần khu vực công viên bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cũng bắt được con cá huyết rồng nặng gần 50kg, dài 1,7m.
Sau khi bắt được cá, do không biết đây là loại cá quý, có giá trị kinh tế cao nên họ đã đánh chết cá và tấp ghe vào chợ để bán.
Thấy cá lạ nên nhiều người dân không dám mua làm thịt.
Con cá này sau đó được người dân chôn cất.
Cả làng làm lễ mai táng cho cá
Chiều 24/3/2014, hàng trăm ngư dân xã Diễn Thịnh (Diễn Châu, Nghệ An) đã tổ chức làm lễ mai táng con cá voi nặng gần 1 tạ theo phong tục của ngư dân vùng biển.
Con cá voi này bị chết, dạt vào bờ biển.
Theo tục lệ của người dân địa phương, dân chài vùng nào phát hiện được cá voi mắc cạn, tục gọi là "cá Ông".
Khi cá chết thì có bổn phận chôn cất để "cá Ông" phù hộ dân làng ấm no, tai qua nạn khỏi và cầu yên cho thuyền ra khơi được nhiều mẻ cá lớn.
"Cá Ông" trong hòm kính trước khi đem đi chôn. (Ảnh: Ngọc Tú)
(Tổng hợp)