Được sự đồng ý của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPCHM, Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam (Bộ Quốc phòng), truyền thông trong và ngoài nước được phép mục sở thị công trường tẩy độc điôxin.
Sau cuộc trao đổi ngắn, kỹ sư Peter Cherevey (phụ trách kỹ thuật dự án) mất gần 20 phút cho việc giới thiệu quy định an toàn để nhà báo vào khu xử lý.
“Đó là chất độc điôxin. Ở đây, chúng tôi coi sự an toàn của công nhân, người dân sống xung quanh, cũng như các nhà báo vào thực tế là trên hết” – Peter khẳng định.
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPCHM, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, USAID, Quân chủng Phòng không Không quân, UBND TP Đà Nẵng và hàng chục phóng viên trong nước, quốc tế tham dự, đánh dấu giai đoạn gần 3 năm đi vào hoạt động (gồm các bước thương thảo, đàm phán, rà phá bom mìn, dọn dẹp hiện trường, ký kết dự án... Đến tháng 8/2012 mới thực sự khởi công các giai đoạn xử lý).
Theo ông Joachim Parker – Giám đốc USAID tại Việt Nam, dự án đang tiến triển vô cùng thuận lợi với sự phối hợp tốt giữa các bên và đang trong việc xây dựng mố xử lý nhiệt.
Sau đó, khoảng 73 ngàn khối đất, bùn nhiễm điôxin sẽ được chuyển vào mố, lấp bằng bê tông và khoan giếng nhiệt.
Sau đó, các thanh nhiệt hoạt động ở 750 – 800 độ C, cho phép toàn bộ mố được nung nóng 335 độ C.
Lúc này, bùn đất chứa điôxin bị phân hủy thành khói và nước sẽ chuyển qua ống kín, tiếp tục làm sạch trước khi thoát ra môi trường.
Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016, khi toàn bộ đất bùn được đốt xong. Tổng kinh phí dự án ban đầu là hơn 40 triệu USD, nhưng đến thời điểm này là gần 84 triệu USD vốn ODA và 35 tỷ vốn đối ứng Việt Nam.
Đây là “lò” tẩy rửa chất độc duy nhất ở Việt Nam cho tới thời điểm này để tẩy rửa điôxin tại các điểm nóng.
Nước rửa được cung cấp thường xuyên tại dự án...
...Để rửa bụi liên tục.
Thành mố xử lý nhiệt rất cao
Luôn có đội ngũ hướng dẫn an toàn.
Quanh khu xử lý nhiệt.
Trong lòng mố xử lý nhiệt.
Công nhân trong lòng mố.
Phần đất bị nhiễm điôxin.
Phóng viên truyền hình Pháp rất quan tâm.