Đường 5 kéo dài được thông xe vào tháng 10/2014 với tổng mức đầu tư trên 6.600 tỷ đồng, có chiều dài 13,3km, được thiết kế hiện đại với vỉa hè rộng cùng hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng đồng bộ.
Là một trong những "siêu dự án" của UBND TP Hà Nội, với điểm nhấn là cầu Đông Trù đẹp đẽ và lạ lẫm bởi thiết kế cầu vòm ống thép nhồi bê tông, toàn tuyến từng được kỳ vọng là tuyệt phẩm kiến trúc trên đường vành đai 2 phía bắc thành phố.
Tuy nhiên, mới đưa vào hoạt động chưa được bao lâu, thì hệ thống cây xanh ven đường, gồm hàng trăm cây đã bị chết khô hàng loạt, kéo theo sự xuống cấp về mỹ quan chung của tuyến đường.
Đặc biệt, đoạn qua cầu Đông Trù sang Bắc Thăng Long - Vân Trì (Hà Nội), tỷ lệ cây chết khô lên đến trên 50%
Theo khảo sát sơ bộ của PV, số lượng cây chết trên toàn tuyến lên tới hàng trăm cây
Vỏ cây bong tróc, khô héo thể hiện đã chết từ rất lâu
Rất dễ dàng để dùng tay tách được vỏ cây từ thân cây khô mục
Nhìn những thân cây mục nát thế này, có thể nhận thấy chúng đã tồn tại như vậy trong thời gian khá dài
Hàng trăm cây chết trơ trọi, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan của tuyến đường 6.600 tỷ đồng
Sự sống hoàn toàn không còn tồn tại trên những thớ gỗ vàng ệch, khiến người qua đường không khỏi đau lòng
Cả tuyến đường không có nổi một bóng mát vì cây trồng để lấy bóng chẳng cây nào còn sống
Đơn giá bỏ thầu được xác định là 2 triệu đồng/ cây
Cây nhỏ chết, cây to cũng... khó sống
Theo những người dân địa phương, những cây này chết chỉ sau ít ngày được trồng
Làm việc với PV xung quanh câu chuyện này, ông Nguyễn Văn Duân (đại diện chủ đầu tư) cho biết, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về các đơn vị nhà thầu
Theo lời vị Phó Giám đốc BQL các dự án hạ tầng Tả Ngạn, mặc dù hệ thống đường xá đã được đưa vào nghiệm thu sử dụng nhưng hệ thống cây xanh thì chưa. Lý do cho sự chậm chạm này cũng bởi tỷ lệ cây chết quá nhiều.
Ông Duân cho hay, hiện tượng cây chết hàng loạt đã xuất hiện ngay kể từ sau thời điểm thi công. Tuy nhiên, nhà thầu cũng đã khắc phục bằng cách trồng mới nhưng có những cây thay đến lần thứ 3 nhưng rồi mà... chết vẫn hoàn chết.
Trước thực trạng đáng buồn đó, vị Phó giám đốc không bình luận về năng lực của nhà thầu mà chỉ nói:
"Cứ khi nào các cây còn sống cả thì chúng tôi mới nghiệm thu. Nghiệm thu xong còn bảo hành 1 năm nữa mới xong trách nhiệm. Nhà thầu phải tự bỏ tiền khắc phục".
Ông Duân cũng thông tin thêm rằng, vì việc chậm nghiệm thu cây xanh làm ảnh hưởng chung đến toàn bộ quá trình nghiệm thu tuyến đường nên đã có một số ý kiến "gợi ý" rằng cứ nghiệm thu trước rồi để nhà thầu khắc phục sau.
Tuy nhiên, đơn vị ông đã khước từ đề xuất này. Được biết, giá bỏ thầu cho mỗi đơn vị cây là 2 triệu đồng.