Những ngày qua, dư luận Quảng Nam rộ tin Bí thư Huyện ủy Tây Giang - ông Bríu Liếc đào hầm trái phép, khai thác vàng. Tuy nhiên, PV Báo Giao thông qua tìm hiểu đây chỉ là tin đồn. Cơ quan chức năng cũng khẳng định chuyện này không có cơ sở.
Các thiết bị điện phục vụ công tác đào hầm khi gia đình ông Liếc có người thân phụ giúp. Theo gia đình ông Liếc, khi có người rảnh phụ giúp thì mới bắt tay vào đào, riện lúc nào, đào lúc ấy.
Miệng đầu hầm được nối từ khu bếp sau vườn nhà ông Liếc và đầu ra ở mé đồi phía đường, được che tạm bằng tấm bạt
Ở lòng hầm có một số xe rùa, cuốc xẻng để đưa đất ra khi gia đình ông tiến hành đào. Hoạt động đào hầm của gia đình ông Liếc do các thành viên trong gia đình phụ giúp, hoàn toàn không có đội hình chuyên nghiệp hay triển khai liên tục.
Ông Đoàn Hữu Thuận, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Tây Giang xác nhận: Quả đồi gia đình ông Liếc đào hầm được mua lại từ người dân và đã làm sổ đỏ. Không có chuyện ông đào hầm trên đất đồi không có sổ.
Trong căn bếp nhà ông Bríu Liếc có rất nhiều vật dụng, thiết bị dùng để phục vụ công việc nấu rượu như tủ để cơm lên men, bể làm mát, ống nước, nồi nấu rượu loại lớn… Có thể hình dung đó là quy trình nấu rượu “khép kín”.
Theo ông Thuận, người dân trên địa bàn từ lâu biết chuyện ông Liếc đào hầm để trữ rượu. Họ kéo đến xem nhiều nên không có gì bất thường. Gia đình ông Liếc muốn khôi phục nghề này. Ông Thuận cho rằng có thể do hiểu lầm hoặc cố tình dựng chuyện vì tại địa phương vừa qua, Sở TN&MT tạm đình chỉ thi công một doanh nghiệp tham gia hạng mục trong dự án xây dựng trung tâm huyện, bị nghi ngờ đào đãi vàng trái phép.
Tại xã Axan (huyện Tây Giang) có truyền thống nấu rượu măng lá nhưng đang dần mai một. Ông Liếc quê ở xã Axan nên có thể mong muốn khôi phục lại nghề này để phát triển du lịch, tạo việc làm cho người dân