Những vị cao niên sống ở Cô Tô kể rằng, cây dầu rái gần 700 tuổi rất “linh”, nên được người dân địa phương xem là chỗ dựa tinh thần và là nơi để bà con tập hợp sinh hoạt, cúng viếng,cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng hàng năm.
Hiện nay, cây cao khoảng 30m, có gốc khoảng 8- 10 người vòng tay ôm, tán rất rộng.
Cây me chua ở xã Núi Tô.
Cây me chua cổ thụ, có hơn 500 năm tuổi ở xã Núi Tô cũng được người dân nơi đây coi là “báu vật”,nên ra sức gìn giữ từ đời này sang đời khác. Cây có bề hoành hơn 6m, cao trên 20m, tán rộng che mát cả một vùng rộng lớn.
Cây vải thiều ở xã An Tức
Hai cây vải thiều to và có sức sống lâu đời nhất Việt Nam ở chùa Svay Ta Hon (xã An Tức).Mỗi cây có đường kính từ 3-4 người ôm, chiều cao trên 50m, tán rộng hơn 50m, cành lá sum xuê che mát cả khoảng sân chùa.
Người dân sông khu vực gần quanh chùa cho biết, hai cây cho trái ăn rất ngon. Năm nào cây ra trái, thì năm đó thời tiết thuận lợi, bà con được mùa bội thu.
Cây dầu rái ở xã An Cư.
Cùng được công nhận là cây Di sản, cây dầu con ráiở xã An Cư,có tuổi thọ trên 300 năm. Cây cao khoảng 20m, dáng đứng, thân cây khỏe, phát triển tốt.Theo những vị cao niên trong vùng, cây đã có từ lúc người dân chưa đến đây khai hoang lập nghiệp.
Cây đa ở thị trấn Long Bình (huyện An Phú).
Cây cầy (khơ-nia) ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn)
Ngoài ra,ở An Giang còn có nhiều cây cổ thụ trăm năm tuổi khác như:
Cây đa ở thị trấn Long Bình(huyện An Phú),có trên 300 tuổi, 18 thanh niên ôm mới giáp vòng;cây cầy (khơ-nia) ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn); cây bồ đề ở TP. Châu Đốc; cây lâm vồ ở xã Thới Sơn (Tịnh Biên); Cây ngọc lan trên đỉnh núi Cấm…