Lý giải rõ hơn về việc miễn thi môn Văn, ông Trần Văn Nghĩa – Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói: “Bộ Giáo dục đồng ý với đề xuất từ phía Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch là rất muốn tạo điều kiện để các trường chủ động, tạo điều kiện giảm tải cho các em thi đầu vào, cho nên lấy kết quả của môn Văn tổng kết cả 3 năm học phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp môn Văn. Qua đó, các em có thêm nhiều thời gian tập trung cho các môn năng khiếu, vì các môn năng khiếu rất khó, có tính đặc thù cao của từng ngành mà các em dự thi”.
Ông Nghĩa cũng cho rằng, việc xét điểm môn Văn như trên chỉ áp dụng với các thí sinh thi ở khối có môn Năng khiếu, còn khối Văn hóa thì vẫn phải lấy kết quả thi ba chung.
Ông Trần Văn Nghĩa – Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục và Đào
Trước những ý kiến cho rằng, bỏ thi Văn nghĩa là hạ thấp giá trị môn Văn, ông Nghĩa lý giải: “Chúng ta không xem nhẹ môn Văn mà chỉ không thi đầu vào thôi. Học văn là học làm ng ười và ở hệ phổ thông thì hai môn Văn và Toán luôn có thời l ượng giảng dạy nhiều nhất, đó là căn cứ để nói rằng, môn Văn vẫn được coi trọng.
Tôi cho rằng, việc xét tuyển như vậy sẽ phản ánh đúng thực lực của các em, vì ở phổ thông các em phải trải qua nhiều bài kiểm tra từ 15 phút, 1 tiết cho các tới bài thi hết kỳ, hết năm… còn nếu đánh giá ở một thời điểm cụ thể, có thể thiệt thòi cho các em, thí dụ như lúc đó sức khỏe không tốt chẳng hạn thì rõ ràng là bài thi cũng bị ảnh hưởng”.
Đã gần 2 tháng kể từ thời hạn chót các trường Văn hóa nghệ thuật lên phương án tuyển sinh, trình Bộ Giáo dục và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (31/1/2013), vẫn đang có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc bỏ thi môn Văn đầu vào của 3 khối này. Và câu hỏi có tính thời sự nhất lúc này là: Ai đảm bảo kết quả học và thi của các em ở hệ THPT là thực chất?
Ông Trần Văn Nghĩa bày tỏ: “Với một số môn học thì có năm thi có năm không nhưng môn Văn thì năm nào cũng thi, cho nên một lần nữa chúng ta khẳng định vai trò quan trọng của môn Văn.
Bộ Giáo dục cũng đã tính tới việc sử dụng kết quả học tập ở bậc phổ thông tiềm ẩn rủi ro, vì thế nên mới chỉ thử nghiệm ở một nhóm nhỏ thi vào những ngành năng khiếu cho nên mức độ rủi ro được giảm thiểu rất nhiều.
Bộ Giáo dục yêu cầu các trường thuộc nhóm được xét tuyển theo hình thức này phải công khai toàn bộ quy trình xét tuyển, tên tuổi, địa chỉ, kết quả của từng thí sinh, để dư luận xã hội giám sát.
Nếu phát hiện có gian dối, nhà trường phải có trách nhiệm xử lý nghiêm minh, còn nếu trường cố ý làm trái thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, Bộ Giáo dục sẽ có các biện pháp xử lý theo các quy định đã ban hành.
Bộ Giáo dục cũng đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải có sự phối hợp chặt chẽ, để thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình tuyển sinh của những trường này”.
10 trường được thi tuyển sinh riêng theo đề án này: Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Học viện Âm nhạc Huế; Học viện Âm nhạc TP.HCM; ĐH Mỹ thuật Việt Nam; ĐH Mỹ thuật TP.HCM; ĐH sư phạm Nghệ thuật Trung ương; CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai; CĐ Múa Việt Nam; CĐ Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc; CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.