Cá chép được quan niệm là phương tiện để ông Táo chầu trời vì theo truyền thuyết cá chép sẽ hóa rồng để Táo quân cưỡi vượt vũ môn lên thiên đình.
Ngay từ sáng sớm 23 tháng chạp, rất nhiều gia đình đi chợ mua đồ về làm lễ tiễn Táo quân. Người dân cho rằng, đưa ông Táo về trời càng sớm thì gia đình sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn nên ai cũng muốn ông Táo nhà mình được lên chầu trước
Thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng ông Táo của người dân Nam bộ nói chung là hoa cúc vạn thọ, bộ đồ vàng mã ông Táo…
Nhiều người đi chợ sớm để mua bông và đồ lễ cúng 23 tháng Chạp
Một cây bông vạn thọ được bán với giá 7.000 đồng
Ngoài ra, hoa lay ơn đỏ cũng được nhiều người chọn lựa
Thị trường cá chép sôi động ngay trong sáng nay
Người bán hàng cho biết, giá các loại cá chép năm nay cao hơn năm ngoái: 20 - 40 ngàn/ cặp cá chép đỏ loại bé và 80 ngàn/cặp cá chép đen loại trung bình, cá chép loại to bán theo con, 70 - 80 ngàn đồng/con.
Không chỉ bán ở chợ, cá chép cúng ông Táo được nhiều người đưa đi bán dạo dọc đường, tới từng khu dân cư, tiện lợi cho người ít thời gian.
Người dân Sài Gòn không cầu kỳ trong việc chọn cá chép to, đẹp cúng tiễn ông Táo, nhưng cá chép cúng ông Táo phải khỏe mạnh và là cá chép đỏ.
Nếu như mọi năm, người dân TP.HCM thường các con rạch ven đại lộ Võ Văn Kiệt, khu vực kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tàu Hũ, kênh Tham Lương để phóng sinh trong ngày 23 tháng Chạp; thì năm nay nhiều người chọn nơi thả cá là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai để tránh tình trạng cá chết hoặc bị bắt trở lại.
Mọi năm, nhiều người vẫn chọn các hồ nhân tạo trong khuôn viên chùa để thả; tuy nhiên do là ao nhân tạo, nguồn nước không thông chảy nên cá dễ chết. Để tránh cá chết, nhiều chùa đẽ khuyến nghị phật tử không phóng sinh cá trong các hồ này
Cá chép sống được thả trong chậu nước làm lễ, sau đó được phóng sinh ra ao hồ...
Khu vực gần chân cầu Bình Lợi được nhiều người dân Sài Gòn lựa chọn để thả cá
Những con cá chép để ông Táo cưỡi về “chầu trời” được người dân mang ra sông phóng sinh
Cá chép được thả ngày 23 tháng Chạp
Người dân Sài Gòn ý thức trong việc giữ vệ sinh chung. Bịch ni-lông được thu gom vào thùng rác sau khi thả cá
Tuy nhiên, một điều đáng buồn là vẫn còn tình trạng cá thả xuống bị nhóm người "săn cá" bắt lại. Những con cá vừa được người dân phóng sinh chưa kịp vùng vẫy đã bị nhiều người dùng vợt bắt lại đem đi chào bán lại hoặc đem về làm mồi nhậu
Nhiều người bức xúc khi cá vừa thả đã bị người khác vớt lên trước mặt họ. "Sao mà kỳ quá, người ta phóng sinh lại đi bắt lại. Tôi vừa thả 3 con thì đã bị bắt lại 1 con", anh Trần Ngọc Giàu (ngụ Q.Bình Thạnh) bức xúc.
Ngày tiễn ông Táo, những con cá được thả xuống - bắt lại - thả xuống… như một vòng tuần hoàn khiến “phương tiện” của ông Táo kiệt sức, nhiều con cá chết nổi trên sông.