Bộ sưu tập hóa thạch có giá triệu đô ở Kiên Giang?

Bàn chân người khổng lồ hóa thạch được cho là đã có người trả 2 triệu đô; “của quý” của người khổng lồ vẫn còn dính nguyên “mu” được trả 5 triệu đô...

Bàn chân người khổng lồ hóa thạch được cho là đã có người trả 2 triệu đô; “của quý” của người khổng lồ vẫn còn dính nguyên “mu” được trả 5 triệu đô; trái tim dê hóa thạch được trả 1 triệu đô; con rắn hai đầu hóa thạch trả giá 2 triệu đô… Bộ sưu tập đồ hóa thạch của một người dân Việt Nam có lẽ sẽ khiến các nhà khoa học “điên đảo”, nếu như đó là các hiện vật có thật.

Những “dấu vết” của “người khổng lồ” hóa thạch!?

Khi tiếp nhận những thông tin trên, chính chúng tôi cũng rất ngỡ ngàng bởi giá trị hoán đổi ra tiền của những hiện vật này, nếu như chủ nhân của nó chỉ cần một cái gật đầu, có lẽ, tiền bán chúng phải xếp chật kín trong một ngôi nhà!?

hóa thạch, triệu đô, cổ vật...
Ông Trương Văn Chiến - chủ nhân bộ sưu tập hóa thạch được trả giá triệu đô.

Nếu như theo gia đình ông Chiến cung cấp, tính “sơ sơ” năm hiện vật, giá trị kinh tế của nó đã lên tới… 12 triệu USD – một con số khổng lồ đối với một nhà sưu tầm hiện vật nghiệp dư, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ sẽ điên đảo cả… thế giới.

Trong đó, có những hiện vật mà có lẽ, các nhà nghiên cứu sẽ ngay lập tức phải vào cuộc để đưa ra ý kiến dưới góc độ khoa học.

Một phần của bộ sưu tập những hiện vật hóa thạch này, kể “đại diện” gồm có: Con rắn hai đầu (một đầu là hình tam giác; một đầu là rắn lục) được trả hai triệu đô; Trái tim của con dê hoá thạch còn thô, còn nguyên vẹn người ta trả 1 triệu đô...

hóa thạch, triệu đô, cổ vật...
Con rắn hóa thạch trên tay ông Chiến.
hóa thạch, triệu đô, cổ vật...
Bàn chân hóa thạch của người khổng lồ!?

Theo thông tin từ gia đình, con rắn hổ hoá thạch còn thô và nguyên vẹn 'đã có người ta trả 2 triệu đô'; Bàn chân người khổng lồ hóa thạch 'cũng được trả… 2 triệu đô'; “Của quí” hóa thạch (có lẽ của người khổng lồ có bàn chân hóa thạch!!!) cũng 'được trả tới… 5 triệu đô'.

Đây cũng mới chỉ là… một phần trong bộ sưu tập hoá thạch của người đàn ông quá may mắn này.

Ngoài ra, ông còn có trong tay những hiện vật quý giá khác, và đương nhiên, cũng đều đã hóa thạch: một vỏ ốc hóa thạch và một sừng tê giác hóa thạch…

Ông là Trương Văn Chiến (trú tại TP Rạch Giá, Kiên Giang).

Các hiện vật trên ông Chiến thu được trong quá trình đánh bắt hải sản bằng ghe cào ở vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Một số hiện vật khác, ông thu mua lại từ những ngư dân khác.

Đam mê của ông Chiến bắt đầu từ khoảng năm 1972, cách đây hơn bốn thập kỷ. Thời kỳ đó, những món đồ hóa thạch, người dân Phú Quốc chưa có mấy ai ham tìm hiểu.

Biết ông Chiến hay lượm “đồ hóa đá”, các chủ ghe đi lưới cào lượm được viên đá nào “lạ lạ” đều đưa đến cho ông.

Những “vật thể lạ” này, ông Chiến đập để xem lõi bên trong, và sau rất nhiều lần, nhiều năm, ông đã có trong tay những món đồ quý giá, và được “gọi tên” một cách đích danh như vậy.

hóa thạch, triệu đô, cổ vật...
hóa thạch, triệu đô, cổ vật...
hóa thạch, triệu đô, cổ vật...
Kết quả xác minh của PGS.TSKH Trịnh Dánh (Tổng hội địa chất VN) về nguồn gốc, niên đại của 3 mẫu vật hóa thạch mà ông Chiến đang sở hữu.

Đã có một số nhà khoa học tìm đến nghiên cứu bộ sưa tập của ông Chiến, và đã đưa ra kết luận đối với một số hiện vật hóa thạch, trong đó, có những mẫu hiện vật có niện đại từ 140 – 130 triệu năm.

PGS.TSKH Trịnh Dánh (hội viên Tổng hội Địa chất Việt Nam, chuyên ngành Cổ sinh học và địa tầng học) đã nghiên cứu đối với 3 mẫu vật trong bộ sưu tập của ông Trương Văn Chiến.

Ngày 22/7/2014, ông Trịnh Dánh đã có kết luận ban đầu đối với những mẫu vật mà ông nghiên cứu.

Theo PGS.TSKH Trịnh Dánh: các mẫu hóa thạch của ông Chiến hầu hết bảo tồn không nguyên vẹn do quá trình di chuyển xáo trộn dưới đáy biển đã lâu năm. Hình dạng, kích thước và các yếu tố cấu trúc chủ yếu còn bảo tồn được chỉ cho phép định hướng để xác định hoác thạch với đơn vị phân loại cấp giống (genus).

Theo các văn liệu địa chất, khu vực ven bờ biển vịnh Thái Lan phía Campuchia và đảo Phú Quốc (Việt Nam) có phân bố các trầm tích có tuổi giáp ranh Jura-Creta (khoảng 140 – 130 triệu năm cách ngày nay).

Trong quá trình sạt lở, bóc mòn bờ biển, hóa thạch, nếu nằm trong các trầm tích nói trên sẽ rơi xuống cùng trầm tích và nằm lại dưới đáy biển cho đến khi được ghe cào vớt lên.

Tuy nhiên, vì hóa thạch nằm riêng lẻ dưới đáy biển nên khả năng đó chỉ là giả thiết, cần có các bằng chứng thực địa để khẳng định.

Dưới góc độ chuyên môn của mình, PGS.TSKH Trịnh Dánh đã đưa ra kết luận ban đầu đối với ba mẫu vật: vỏ ốc hóa thạch (thuộc giống Microschiza, cao gần 8cm, gồm 6 vòng cuộn, vòng dưới cùng cao 04cm, rộng (đường kính 07cm) có niên đại từ 140 – 130 triệu năm.

Mẫu hóa thạch (được chủ nhân của nó cho rằng sừng tê giác hóa thạch) được ông Dánh xác định tên khoa học là Rhinocerotidaegen.etsp.indet, có niên đại hàng triệu năm; mẫu hóa thạch động vật thân mềm, hai mảnh, vỏ có kích thước lớn, thuộc giống Homomya, có thể nằm trong khoảng giáp ranh Jura-Creta với niên đại 140 – 130 triệu năm.

Khi nhận được những thông tin này, ông Trương Văn Chiến đã rất vui. Theo ông, ước nguyện của ông và gia đình là sẽ lưu giữ, bảo tồn để làm tài sản quốc gia, có thể trưng bày cho đông đảo người xem và phục vụ các nhà nghiên cứu khoa học.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại