Theo đó, quy định mới có hiệu lực về bản chất không phải là tăng phí đường bộ đối với xe máy, mà chỉ sắp xếp lại các phương tiện và nhóm phương tiện cho phù hợp với thực tế. Mức phí vừa đưa ra trong thông tư mới từ 100.000 - 150.000 đồng là mức phí tối đa theo khung trần. Mức thu của từng địa phương cụ thể là bao nhiêu thì do Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. Không quy định thực thu tối đa là 100.000 - 150.000 đồng/xe.
Trước đó, dư luận và người dân đã sục sôi chuyện tăng phí này khi cho rằng việc tăng phí được quy định trong thông tư 133 của Bộ Tài chính, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/11.
Theo đó, mức trần 100.000 đồng áp dụng cho xe máy dưới 100cm3 và 150.000 đồng cho xe trên 100cm3. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định thông tư 133 ra đời thay thế thông tư 197 (quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ 02 trạm thu phí Ninh An và Bàn Thạch, quốc lộ 1) cho phù hợp với thực tế.
Thông tư 197, quy định thu phí đường bộ đối với xe máy được chia ra làm 3 nhóm gồm: Xe có dung tích xi lanh 50cm3 trở xuống thu 50.000 đồng, từ trên 50cm3 đến 100cm3 phải nộp 100.000 đồng và xe từ trên 100cm3 đến 175cm3 là thu 150.000 đồng. Hiện thông tư 133 sắp xếp 3 nhóm xe nói trên thành 2 nhóm cho phù hợp với thực tế, quy định thu với xe dưới 100cm3 tối đa là 100.000 đồng và xe từ trên 100cm3 đến 175cm3 là 150.000 đồng.