Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ngày xưa người dân ăn bún dễ tiêu vì gạo được ngâm xay thành bột.
Còn ngày nay, quy trình làm bún khó kiểm soát hơn bởi người làm ngâm ít gạo, pha thêm bột cho dai, thêm chất bảo quản như foocmon hay hàn the.
Chính các chất này khiến người ăn bị no giả tạo, khó tiêu.
Theo cử nhân Nguyễn Đăng Nguyên, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khả năng bún làm người no giả tạo lâu có thể do sử dụng chất fomandehit.
Fomandehit là chất dễ dàng kết hợp với protein, thường là thành phần của các loại thực phẩm, tạo thành các hợp chất bền không thối rữa, không ôi thiu nhưng lại rất khó tiêu hóa.
Theo các chuyên gia, bún ngon sẽ có sợi mềm, để từ sáng đến chiều sẽ có mùi chua.
Muốn bảo quản phải nhúng qua nước sôi, để nguội, cho vào hộp kín cất vào ngăn mát tủ lạnh. Trong khi đó, bún có hóa chất sẽ có dấu hiệu cứng đanh, không chua dù để cả ngày.
Theo Bee
Vân Đài