5 loài rắn cực độc ở Việt Nam ai cũng nên biết để tránh

Y. Dương |

Chất độc của loài đẻn kim mạnh gấp hàng trăm lần rắn hổ và tất nhiên một phát cắn của nó có thể làm con người mất mạng sau nửa giờ.

Rắn biển (đẻn).

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thông tin trên tờ Nông nghiệp Việt Nam, rắn biển (còn gọi là đẻn biển).

Nhưng không phải loài đẻn nào cũng độc mà chỉ có loài đẻn kim có đầu nhỏ như một mũi kim đan.

Chất độc của loài đẻn kim mạnh gấp hàng trăm lần rắn hổ và tất nhiên một phát cắn của nó có thể làm con người mất mạng sau nửa giờ.

Rắn chàm quạp. (Ảnh: Ngô Văn Trí/ Sinh vật rừng Việt Nam)

Theo thông tin trên Sinh Vật Rừng Việt Nam, rắn chàm quạp có chiều dài khoảng 100cm với chín vảy che rắn chắc và cân đối ở phía trên đỉnh đầu.

Mõm rắn chàm quạp nhọn và chĩa lên phía trên. Sống mũi kéo dài từ mắt đến mõm.

Thân rắn không dày lắm, các vảy trơn nhẵn. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt.

Loài rắn này thường gặp ở vùng rừng cao su bạt ngàn miền Đông Nam bộ và Campuchia. Còn gọi là Khô mộc xà.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đánh giá, về độ độc, loài rắn này chỉ đứng sau rắn biển.

Rắn cạp nong. (Hình: Internet)

Loài rắn cạp nong có các khoang vàng và đen này mới chỉ được ghi nhận ở núi Dinh (Đồng Nai). Loài rắn này có độc lực mạnh.

Thức ăn của chúng chủ yếu là ếch, nhái, rắn nhỏ.

Rắn hổ mèo. (Ảnh: Zing)

Tờ Zing đưa tin, rắn hổ mèo hay còn được gọi là hổ mang Đông Dương nổi tiếng bở khả năng phun nọc độc xa từ 1,4 - 1,6 m.

Vết cắn của loài rắn này có khả năng gây tử vong cho một người trưởng thành do tê liệt dẫn tới ngạt.

Nếu nọc độc của nó trúng mắt có thể gây mù vĩnh viễn. Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mèo là động vật gặm nhấm, cóc, nhái và các loài rắn nhỏ khác.

Rắn hổ bướm. (Ảnh: Internet)

Rắn hổ bướm được coi là độc xà thứ 3 ở Việt Nam, thường chỉ thấy ở khu vực đại ngàn Trường Sơn.

Loài rắn này to như một con trăn gấm nhưng nhanh nhẹn và có chiếc đầu tam giác với hai túi nọc chứa độ 200cc. Một cú mổ của rắn hổ bướm với khoảng 2 - 5cc nọc độc.

PGS.TS Trần Quang Bính (Trưởng khoa Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM):

Có hai loại rắn: độc và không có độc. Rắn độc đầu hình tam giác, có hai túi chứa nộc độc.

Độc lực của rắn nhiều hay ít tùy thuộc vào con rắn to hay nhỏ, con càng to thì độc càng nhiều.

Rắn độc có hai nhóm. Nhóm gây nhiễm độc thần kinh: Hổ chúa, hổ đất, hổ mèo, hổ mang, cạp nong và rắn biển (đẻn).

Nhóm làm rối loạn đông máu như rắn chàm quạp, sải cổ đỏ, rắn lục… nếu lượng độc vào cơ thể nhiều sẽ gây chảy máu tại nơi cắn, bướu, răng, dưới da, ở phụ nữ còn có thể bị rong kinh, nặng nữa thì có thể xuất huyết trong não.

Mỗi loại rắn cắn tạo ra vết thương ngoài da và hệ quả khác nhau: rắn lục vết thương nhỏ.

Rắn chàm quạp làm cho sưng, nổi bóng nước, xuất huyết trong bóng nước và lở loét. Rắn hổ đất vết cắn chỉ hơi sưng nhẹ nhưng bệnh nhân nhanh chóng bị ức chế thần kinh, suy hô hấp.

Rắn hổ mèo cắn bệnh nhân rất đau nhức và chỗ cắn bị hoại tử, nhiều khi phải ghép da. (Theo Pháp luật TP.HCM)

 

(Tổng hợp)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại