WSJ: Tổng thống Trump để lại "di sản" vĩnh viễn lên định hướng chính sách kinh tế của nước Mỹ

Nhật Đăng |

Tổng thống Trump đã tạo ra nhiều thay đổi vĩnh viễn lên định hướng chính sách kinh tế của nước Mỹ dù rằng chính quyền chuẩn bị lên nắm quyền đang cố gắng thay đổi một số phần quan trọng của nó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Bloomberg

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Bloomberg

Nhóm các nhà hoạch định chính sách kinh tế tương lai của nước Mỹ mà ông Joe Biden bổ nhiệm đang lên kế hoạch thay đổi cách tiếp cận của chính quyền Mỹ với các quan hệ kinh tế ở nước ngoài.

Định hướng chính sách của họ có một thay đổi lớn nhất: họ đồng thuận với Tổng thống Trump rằng toàn cầu hóa gây tác động mạnh lên người Mỹ, thế nhưng họ đưa ra nhiều quan điểm khác biệt về hướng giải quyết nó.

Theo Wall Street Journal, quan điểm của những nhà chính trị gia kinh tế tương lai của nước Mỹ cho thấy Tổng thống Trump đã tạo ra nhiều thay đổi vĩnh viễn lên định hướng chính sách kinh tế của nước Mỹ dù rằng chính quyền chuẩn bị lên nắm quyền đang cố gắng thay đổi một số phần quan trọng của nó.

Đã nhiều năm, đặc biệt trong thập niên 1990, nhiều chính trị gia Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã đề cao toàn cầu hóa và thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Mexico cũng như nhiều nước khác, họ khẳng định các thỏa thuận này giúp cho người Mỹ giàu có hơn. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, có cả “người thắng” và “người thua” khi mà nước Mỹ nhập khẩu và xuất khẩu nhiều hơn, và rằng thứ phải đánh đổi vẫn có thể giải quyết được.

Việc thắng cử của Tổng thống Trump 4 năm trước đây đã khiến cho nhiều người nhận ra tác động nặng nề, tiêu cực mà sự cạnh tranh của nước ngoài đã gây ra với người Mỹ trong suốt 2 thập kỷ đề cao toàn cầu hóa.

Trong thông điệp tranh cử “Nước Mỹ là số 1” của Tổng thống Trump, ông đã mạnh mẽ chỉ trích những thế lực giàu có tại Washington cũng với các công ty toàn cầu làm cho người lao động Mỹ ngày một khó khăn hơn với nhiều thỏa thuận thương mại thiếu công bằng. Ông đồng thời chỉ trích Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổ chức này được thành lập nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế thông qua các quy định đa phương.

Nhìn từ quan điểm này, trong vòng 2 thập kỷ kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã từ một nền kinh tế bình thường trở thành lớn mạnh và vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới, đồng thời trở thành thị trường cực kỳ quan trọng cho nhiều công ty Mỹ. Nhiều quan chức Mỹ cho rằng các công ty này đã đánh cấp công nghệ Mỹ và không hề tuân thủ các quy định quốc tế. Phía Trung Quốc đương nhiên đã bác bỏ cáo buộc rằng Trung Quốc đánh cắp công nghệ hoặc vi phạm quy định về thương mại.

Trong nhóm các chính trị gia phụ trách kinh tế mà Tổng thống đắc cử Joe Biden lựa chọn ra, phần lớn đều từng phục vụ dưới thời chính quyền Tổng thống Obama và Clinton, hiện vẫn tin tưởng vào lợi ích của toàn cầu hóa cũng như thương mại, theo kết quả các cuộc phỏng vấn và tuyên bố công khai của họ. Thế nhưng họ cũng đang rất thận trọng với các mặt tiêu cực của toàn cầu hóa như Tổng thống Trump đã nói đến, trong đó có nhiều khó khăn mà người lao động Mỹ phải đối mặt.

Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế mới được bổ nhiệm vào chính quyền Biden, cuộc bầu cử vừa qua có thể coi như nỗ lực để giải quyết những khiếm khuyết của toàn cầu hóa theo cách hợp tác hơn rất nhiều với phần còn lại của thế giới hơn so với thời kỳ chính quyền Tổng thống Trump.

Ông Biden đã nói rằng ông muốn vận động các nước đồng minh đương đầu với Trung Quốc đồng thời vận động để có thêm nhiều chính sách cải tổ táo bạo nhằm hỗ trợ cho người Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thương mại, nhiều trợ lý của ông tuy nhiên thể hiện quan điểm hoài nghi về việc sử dụng thuế quan như một công cụ trong các cuộc đối đầu thương mại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại