Hôm nay 12/3/2019, Google Doodle thiết kế hình ảnh động kể kỷ niệm 30 năm World Wide Web (WWW - gọi tắt là Web) ra đời năm 1989 bởi cha đẻ là Sir Tim Berners-Lee - nhà khoa học máy tính người Anh.
Mặc dù ngày nay, mạng Internet đã phát triển vô cùng mạnh mẽ khi biến thế giới của chúng ta thành thế giới phẳng mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận mạng lưới thông tin khổng lồ này. Tuy nhiên, khái niệm "Internet" và "World Wide Web" là điều mà ít người phân biệt được.
Sir Tim Berners-Lee - nhà khoa học máy tính người Anh (sinh ngày 8 tháng 6, 1955). Interesting Engineering
Hai khái niệm này thường được hiểu chung là "mạng" (Chúng ta thường nói lên mạng, lướt web, lướt Internet... mà không hề có sự phân biệt rõ ràng) nhưng thực ra chúng lại có bản chất khác biệt rất nhiều.
Internet là "ngôi nhà" - World Wide Web là "nội thất của ngôi nhà" đó
Nhân ngày kỷ niệm sự ra đời của một trong những phát minh kỳ diệu nhất của loài người, hãy cùng tìm hiểu hai khái niệm này qua bài viết dưới đây:
Thực chất, đây là hai khái niệm có quan hệ bao hàm. Nếu ví Internet là một "ngôi nhà" có cấu tạo từ các thiết bị phần cứng thì World Wide Web (Web) là nội dung bên trong (nội thất) "ngôi nhà" đó.
Như vậy, Web chính là một phần của Internet, là tập hợp con của Internet. Nói cách khác, Internet chính là cơ sở hạ tầng (các máy tính được kết nối nhau thông qua dây cáp và tín hiệu không dây), còn Web chính là nội dung phần mềm chạy trên Internet.
Internet kết nối máy tinh với nhau, Web kết nối con người với nhau. Ảnh: Air Freshener
Nếu như Internet là một mạng lưới của sự kết nối của các phần cứng (máy tính) với nhau thì Web lại là một mạng lưới kết nối các trang nội dung thông tin (Do đó nhiều người gọi chung cả hai khái niệm này là "mạng").
Mặc dù chúng ta đều cho rằng mình có thể tìm được mọi thứ trên đời khi truy cập Web vì lượng thông tin khổng lồ mà nó chứa đựng, thao tác đơn giản để tìm kiếm là mở Google ra mà thôi! Thế nhưng, sự thật dưới đây sẽ phần nào cho thấy sự khác biệt giữa Internet và Web.
Bạn có thể hình dung Web là phần nổi của tảng băng rất lớn là Internet mà phần lớn tảng băng này đều chìm dưới nước. Thật vậy, bạn nghĩ Google có thể tìm thấy mọi điều có trên Internet ư? Sự thực lại hoàn toàn trái ngược.
Những gì bạn có thể tìm thấy chỉ là một phần nội dung rất nhỏ (nhỏ hơn 10%) của Internet vì phần chìm đều nằm trong Deep Web và Dark Web mà không phải ai cũng thể tiếp cận nguồn thông tin khổng lồ ẩn giấu bên dưới này.
Ngoài ra, cả hai còn có một số điểm khác biệt được liệt kê ở bảng dưới đây:
Internet | Web | |
---|---|---|
1 | Internet có nguồn gốc vào cuối năm 1960 | Nhà khoa học Anh Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web năm 1989. |
2 | Bản chất của Internet là phần cứng (kết nối máy tinh với nhau) | Bản chất của WWW là phần mềm (kết nối con người với nhau). |
3 | Internet bao gồm máy tính, router, dây cáp, bridges, máy chủ, các tháp di động, vệ tinh,... | WWW bao gồm các thông tin như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. |
4 | Phiên bản đầu tiên của Internet được gọi là ARPANET. | Ban đầu WWW được gọi là NSFNET. |
5 | Internet hoạt động trên cơ sở các giao thức Internet Protocol (IP). | WWW hoạt động trên cơ sở của Hyper Text Transfer Protocol (HTTP). |
6 | Internet độc lập, không phụ thuộc. | WWW đòi hỏi Internet để tồn tại. |
7 | Internet là cha đẻ của WWW. | WWW là một tập hợp con của Internet. Ngoài việc hỗ trợ WWW, cơ sở hạ tầng phần cứng của Internet được sử dụng cho những phần khác (ví dụ FTP, SMTP). |
8 | Thiết bị máy tính được xác định bởi địa chỉ IP. | Các mẩu thông tin được xác định bởi Uniform Resource Locator (URL). |
9 | Lượng thông tin chủ yếu nằm trong Deep Web và Dark Web và rất khó tiếp cận. | Lượng thông tin dễ tiếp cận với đa số mọi người. |
Tham khảo: Diffen & Quantrimang
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thể phân biệt được bản chất của hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn này. Từ đó, hiểu đúng hơn Internet và Web, hai khái niệm tưởng chừng đã quá quen thuộc với chúng ta trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ này.
Đọc các nhân vật/sự kiện được Google vinh danh khác TẠi ĐÂY.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Diffen, Computer.howstuffworks, Lifewire