Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa kêu gọi các quốc gia phải đầu tư mạnh hơn vào hệ thống y tế công cộng để chuẩn bị tốt nhất cho dịch bệnh Covid-19 tiếp theo.
"Đây sẽ không phải là dịch bệnh cuối cùng. Tuy nhiên, trước khi dịch bệnh tiếp theo diễn ra thì thế giới vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng và phải chuẩn bị tốt nhất vào thời điểm hiện tại", Tổng Giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong buổi họp báo.
Tổng Giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, nhiều quốc gia trên thế giới đang lờ đi công tác cải thiện hệ thống y tế công cộng cơ bản trong những năm gần đây và kêu gọi chính phủ các nước phải đầu tư mạnh vào hệ thống y tế công cộng đảm bảo tương lai an toàn và khỏe mạnh hơn.
"Y tế công cộng là nền tảng của ổn định xã hội, kinh tế và chính trị. Chúng ta [thế giới] cần phải đầu tư vào dịch vụ này nhằm phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với bệnh tật. Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia đầu tư vào sức khỏe cộng đồng", Tổng Giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
WHO cũng cho biết, có khoảng 27 triệu ca nhiễm Covid-19 và 900.000 ca tử vong trên toàn thé giới đã được cập nhật. Con số thống kê từ Đại học Johns Hopkins chi tiết cập nhật là 27,3 tỷ ca nhiễm và 892.714 ca tử vong vì Covid-19.
WHO cho biết, hơn 1,8 triệu ca nhiễm mới và 37.000 ca tử vong đã thông báo trong tuần qua tính đến ngày 6/9. Con số này ghi nhận tăng 5% ca nhiễm nhiễm và giảm 2% ca tử vong so với tuần trước đó.
Các ca nhiễm mới đang gia tăng tại châu Âu và Đông Địa Trung Hải nhưng số ca nhiễm và tử vong đã giảm hơn tại châu Phi và Tây Thái Bình Dương so với tuần trước.
WHO cũng nói rằng, các ca nhiễm báo cáo tại Mỹ đã tăng 1% và ca tử vong giảm 4%. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục là quốc gia có ca nhiễm Covid-19 cao nhất toàn cầu, ước tính chiếm gần một nửa tổng số ca bệnh mới chỉ trong một tuần.
Các chuyên gia trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, đại dịch đang bước vào giai đoạn mới với diễn biến phức tạp và không thể xác định thời gian dịch bệnh kéo dài trong bao lâu trước khi có vaccine.