Westland Wyvern - "Con rồng" sử dụng động cơ turboprop của Anh

ĐTN |

Westland Wyvern là máy bay tấn công đa nhiệm một chỗ ngồi hoạt động trên tàu sân bay của Anh, được chế tạo bởi Westland Aircraft và đưa vào sản xuất hàng loạt trong những năm 1950.

Quá trình phát triển của Westland Wyvern

Wyvern được bắt đầu như một dự án máy bay tấn công dành cho Hải quân của Westland với động cơ đặt phía sau buồng lái, điều khiển cánh quạt đẩy ở mũi máy bay thông qua một trục dẫn động dài nằm dưới sàn tương tự như Bell P-39 Airacobra. Điều này cho phép phi công có tầm nhìn tốt nhất khi hoạt động trên tàu sân bay.

Bản vẽ kỹ thuật hàng không N.11/44 cho một máy bay chiến đấu tầm xa của hải quân sử dụng động cơ piston chữ H 24 xy lanh Rolls-Royce Eagle 22 được ban hành, nó cũng kêu gọi một thiết kế khung có thể trang bị động cơ turbine cánh quạt khi có đơn vị thích hợp.

Tồn tại một bản kỹ thuật song song dành cho Không quân Hoàng gia (RAF) là F.13/44 của Hawker, chính là chiếc P.1027 phát triển từ Tempest. Tuy nhiên thiết kế này bị hủy bỏ vào năm 1945 khi RAF quyết định rằng tất cả các chiến đấu cơ trong tương lai sẽ là máy bay phản lực.

Westland Wyvern - Con rồng sử dụng động cơ turboprop của Anh - Ảnh 1.

Mô hình máy bay P.1027 phát triển từ Tempest của Hawker

Thiết kế ban đầu là Westland W.34, với động cơ piston Eagle 3.500 mã lực đặt trong mũi để điều khiển 2 cánh quạt đồng trục quay ngược chiều và phi công ngồi trong buồng lái nhô cao để cải thiện tầm nhìn.

Chiếc máy bay của Wyvern không chính thống, với cánh chính thấp, gập lại được và trang bị cánh tà Youngman trên phần cánh bên trong cùng với cánh tà thông thường ở phần cánh bên ngoài. W.34 được trang bị 4 khẩu pháo Hispano 20 mm trên cánh và có khả năng mang 1 quả ngư lôi dưới thân, hoặc lựa chọn mang bom và rocket dưới cánh.

Nguyên mẫu W.34 Wyvern TF.1 bay lần đầu tiên ở Boscombe Down vào ngày 16/12/1946 với phi công thử nghiệm của Westland là Harald Penrose.

Chiếc máy bay này bị rơi vào ngày 15/10/1947 do cánh quạt mất lực đẩy. Phi công thử nghiệm Peter Garner đã thiệt mạng khi cố gắng hạ cánh khẩn cấp. Từ nguyên mẫu thứ 3 trở đi, nó được hải quân hóa và tiến hành trang bị vũ khí theo dự định của họ.

Westland Wyvern - Con rồng sử dụng động cơ turboprop của Anh - Ảnh 2.

Wyvern TF.1 với động cơ piston Eagle

Vào khoảng thời gian này, động cơ Eagle đã bị hủy bỏ trong khi động cơ tiền sản xuất không có sẵn để lắp cho tất cả các nguyên mẫu thử nghiệm. Bản kỹ thuật N.12/45 được phát hành cho phiên bản Wyvern TF.2, trang bị động cơ turbine cánh quạt Rolls-Royce Clyde hoặc Armstrong Siddeley Python.

Sự thay thế được chỉ định là 1 động cơ Clyde cùng với 2 động cơ Python. Wyvern TF.2 sử dụng động cơ Clyde bay lần đầu tiên vào ngày 18/1/1949, cả hai phiên bản sử dụng động cơ piston và turbine cánh quạt chia sẻ nhiều thành phần phổ biến, bao gồm các đơn vị cánh và đuôi, về cơ bản chúng cùng một cấu trúc.

Chuyến bay thử nghiệm đã bị cắt ngắn còn 3 phút không lâu sau khi cất cánh, buồng lái đầy khói do sự rò rỉ nhiên liệu vào ống dẫn khí thải. Động cơ Clyde đã bị hủy bỏ chỉ sau 50 giờ bay trên TF.2 và chiếc phi cơ được chuyển tới Napier & Son để lắp đặt loại động cơ Nomad.

Tuy nhiên động cơ này không bao giờ thành hiện thực, sau đó chiếc TF.2 bị hoán đổi công năng để thử nghiệm va chạm hàng rào.

Westland Wyvern - Con rồng sử dụng động cơ turboprop của Anh - Ảnh 3.

Wyvern TF.2

Wyvern TF.2 trang bị động cơ Python bay lần đầu tiên vào ngày 22/3/1949, nó đã được lắp ghế phóng thoát hiểm. 20 chiếc WyvernTF.2 đã hoàn thành việc thiết kế với động cơ Python, sau 3 năm thử nghiệm, những gì thu được lúc đó là một cuộc cách mạng với vô số thay đổi khí động học.

Động cơ Python đáp ứng kém khi điều chỉnh lực đẩy nhỏ, vì vậy việc kiểm soát phải thực hiện bằng cách chạy nó ở tốc độ không đổi cùng với thay đổi góc chúc ngóc của cánh quạt. Chiếc máy bay được tuyên bố sẵn sàng phục vụ trong năm 1952, nhưng không bao giờ đưa vào biên chế.

Phiên bản sản xuất của Wyvern là Wyvern TF.4, sau này đổi tên thành S.4. Ban đầu có 50 chiếc S.4 cùng 7 chiếc TF.2 được chế tạo. S.4 được đưa vào hoạt động ở tuyến đầu từ tháng 5/1953 với Phi đội Hàng không Hải quân 813 tại RNAS Ford, thay thế Blackburn Firebrand. Một số phi đội cũng nhận được Wyvern trong khoảng thời gian này.

Tổng sản lượng chế tạo đạt 127 khung máy bay với 124 chiếc xuất xưởng, 3 bộ khung sử dụng động cơ piston Eagle cuối cùng, VR138/VR140, không bao giờ được hoàn thành.

Westland Wyvern - Con rồng sử dụng động cơ turboprop của Anh - Ảnh 4.

Wyvern S4

Thông số kỹ thuật cơ bản của Westland Wyvern:

Phi hành đoàn: 1 người; Chiều dài: 12,88 m; Sải cánh: 13,41 m (khi mở), 6 m (khi gập); Chiều cao: 4,8 m; Diện tích cánh: 33,0 m2; Trọng lượng cất cánh tối đa: 11.136 kg.

Động cơ: 1 động cơ turbine cánh quạt Armstrong Siddeley Python, công suất 3.560 mã lực đẩy 2 cánh quạt Rotol 4 lá quay ngược chiều nhau.

Tốc độ lớn nhất: 616 km/h; Tầm hoạt động: 1.460 km; Trần bay: 8.560 m; Tốc độ leo cao: 11,9 m/phút.

Vũ khí:

- 4 khẩu pháo 20 mm Hispano Mk.V;

- 16 quả rocket RP-3;

- 1 ngư lôi Mk.15 hoặc Mk 17;

- 1,3 tấn bom.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại