Washington Times: Mối đe dọa của NATO không phải là Putin mà là Erdogan

Quang Huy |

NATO phải lựa chọn: Coi ông Erdogan là giai đoạn nhất thời hoặc tách Thổ Nhĩ Kỳ khỏi hoạt động của NATO cho tới khi nước này hành xử như một đồng minh - Daniel Pipes nhận định.

"Không đủ nguồn lực cho quốc phòng, tìm kiếm một vai trò mới sau khi Liên Xô tan rã, đối đầu với Vladimir Putin – tất cả những điều này không làm suy yếu NATO. Mối hiểm họa chính của NATO là Recep Tayyip Erdogan – lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ", giám đốc Diễn đàn về Trung Đông Daniel Pipes nhấn mạnh trong bài viết đăng trên Washington Times.

Mục đích chính của NATO là "bảo vệ tự do, sự kế thừa chung và nền tảng văn minh của các quốc gia thành viên liên minh trên cơ sở những nguyên tắc dân chủ, tự do cá nhân và thượng tôn pháp luật".

"Cho tới năm 1991 điều này có nghĩa là kiềm chế và đấu tranh chống lại Hiệp ước Warsaw, còn bây giờ nó có nghĩa là kiềm chế và đấu tranh chống lại Nga và chủ nghĩa Hồi giáo", ông Pipes khẳng định.

Từ năm 1995, tổng thư ký của NATO Willy Claes đã tuyên bố rằng "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo có thể sẽ là mối hiểm họa lớn nhất đối với NATO và an ninh của phương Tây".

Tuy nhiên, ông Erdogan đã gây khó khăn cho việc triển khai kế hoạch chống chủ nghĩa Hồi giáo của NATO. "Thay vì cương quyết chống lại chủ nghĩa Hồi giáo, 28 quốc gia thành viên còn lại đã nhượng bộ trước ông Erdogan", tác giả bài viết khẳng định.

28 quốc gia NATO tiếp tục im lặng về tình trạng xung đột với người Kurd ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Việc ông Erdogan xây dựng một quân đội riêng cũng không làm cho họ cảm thấy lo lắng. Có vẻ họ quên rằng Ankara đã hạn chế khả năng tiếp cận căn cứ của NATO ở Indjirlik, có mối quan hệ căng thẳng với Áo, Síp và Isarel, cũng như duy trì quan điểm chống Mỹ.

NATO cảm thấy bình thường trước việc Ankara hỗ trợ chương trình hạt nhân của Iran, cung cấp vũ khí của Iran cho tổ chức Hezbollah và thảo luận về khả năng gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải dưới sự lãnh đạo của Moscow và Bắc Kinh. Ý định mua hệ thống tên lửa S-400 chỉ khiến cho NATO cảm thấy khó chịu, chứ không coi đó là bước đi phá hỏng thỏa thuận.

"NATO đứng trước sự lựa chọn: Coi ông Erdogan chỉ là một giai đoạn nhất thời và hy vọng rồi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quay về với phương Tây, tiếp tục chính sách hiện hành; hoặc áp dụng những biện pháp cương quyết để tách Thổ Nhĩ Kỳ khỏi hoạt động của Liên minh cho tới khi nước này hành xử như một đồng minh", ông Pipes cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại