Lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran đang phát huy hiệu quả hơn dự kiến và các nước châu Âu phải quyết định liệu họ muốn duy trì các mối quan hệ kinh tế với Mỹ hay với Iran.
Chính phủ Mỹ đã bắt đầu tái áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Iran sau quyết định của Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 tại Vienna (Áo), khiến một số lượng lớn các công ty của châu Âu lựa chọn rút khỏi thị trường Iran.
Mới đây nhất là Tập đoàn dầu khí Total của Pháp, với lý do là những đe dọa của Mỹ nhằm vào các công ty tiếp tục giao dịch thương mại với Iran.Đây là tuyên bố đưa ra hôm 22/8 của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton, một nhân vật khá gần gũi với Tổng thống Donald Trump .
Phát biểu trong chuyến thăm Israel, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố, việc khôi phục lệnh trừng phạt đã có tác động lớn đối với nền kinh tế Iran, cũng như công luận tại nước này.
Những tuần qua, hàng nghìn người Iran đã xuống đường biểu tình nhằm phản đối tình trạng giá cả tăng cao, thiếu lượng thực, thất nghiệp hay tham nhũng, đặt Chính phủ của Tổng thống Hassan Rouhani trước những thách thức.
EU cần tự chủ hệ thống thanh toán để cứu thỏa thuận hạt nhân Iran VOV.VN - Đây là nhận định của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khi cho rằng, tự chủ tài chính giúp EU thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.
Theo ông John Bolton, những hậu quả về mặt kinh tế của những lệnh trừng phạt này mạnh mẽ hơn nhiều so với dự báo. Song bất chấp điều này, Iran vẫn tiếp tục những hành vi mang tính thù địch tại khu vực.
Trong bối cảnh các nước khác tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân tại Vienna là Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức và Anh đang tìm cách cứu vãn văn kiện, chính phủ Đức hôm 21/8 kêu gọi châu Âu triển khai các hệ thống thanh toán độc lập với Mỹ nhằm tránh tác động từ các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ.
Theo ông John Bolton, Mỹ đang chờ đợi các chính phủ châu Âu hành động như những doanh nghiệp của châu lục này, đó là đưa một lựa chọn rất đơn giản giữa làm ăn với Iran hay với Mỹ. Tất cả sẽ được làm sáng tỏ vào tháng 11 tới khi Mỹ tái áp đặt trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Iran, trong đó có xuất khẩu dầu mỏ và ngân hàng./.