Theo "Báo cáo thường niên 2024: Tự do kinh tế thế giới" của Viện Fraser (Canada) vừa công bố, có nhiều sự thay đổi đáng chú ý trong bảng xếp hạng về chỉ số tự do kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, theo báo báo năm nay, dù bị Singapore vượt qua vào năm 2023, nhưng Hồng Kông (Trung Quốc) đã lấy lại được vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng Top 100 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số tự do kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điểm số của Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn bị giảm mạnh từ 9,05 (năm 2018) xuống 8,58 (năm 2022).
Những quốc gia có điểm số cao trong Top 10 lần lượt là Thụy Sĩ, New Zealand, Mỹ, Đan Mạch, Ireland, Canada, Úc và Luxembourg.
Đáng chú ý, ở khu vực ASEAN, Singapore đứng ở vị trí thứ 2, tiếp đến là Malaysia (29), Philippines (59), Indonesia (59) và Thái Lan (65). Trong đó, Việt Nam lần đầu tiên lọt vào danh sách Top 100, xếp thứ hạng 99, tăng 4 bậc so với năm ngoái.
Tại khu vực Đông Á, dẫn đầu là Nhật Bản (vị trí thứ 11, tăng 4 bậc), tiếp đến lần lượt là Đài Loan (Trung Quốc), vị trí 19, giảm 8 bậc và Hàn Quốc (32, tăng 13 bậc). Đáng chú ý, Trung Quốc xếp hạng thứ 104 về chỉ số tự do kinh tế, tăng 3 bậc, nhưng vẫn thấp hơn so với Việt Nam.
Thep báo cáo trên, dù chỉ số tự do kinh tế trung bình toàn cầu đã tăng trường từ 6,19 lên 6,80 trong giai đoạn từ năm 2000 – 2019, tuy nhiên lại bị suy giảm trong 3 năm qua (từ 2020- 2022 là thời gian cả thế giới chống chọi với đại dịch Covid-19), từ đó xóa bỏ hơn một thập kỷ tăng trưởng.
Trong 3 năm qua, để phòng chống đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành áp dụng những biện pháp ảnh hưởng đáng kể đến quyền tự do kinh tế của tự do. Điều này khiến điểm số tự do kinh tế trung bình của thế giới bị quy giảm mạnh.
Việt Nam liên tục cải thiện thứ hạng về chỉ số tự do kinh tế
Trong 3 năm qua, Việt Nam liên tục cải thiện thứ hạng về chỉ số tự do kinh tế, với điểm số từ 6,17 (năm 2019) tăng lên 6,23 (năm 2022). Tuy nhiên, trong lĩnh vực Hệ thống pháp lý và quyền tài sản, điểm số của nước ta không có sự thay đổi, khi giữ nguyên ở mức 5,15.
Về lĩnh vực Đồng tiền vững mạnh, có sự cải thiện nhẹ, với điểm số tăng từ 6,95 lên 6,98 (tăng từ 116 lên 105).
Về lĩnh vực tự do thương mại quốc tế, điểm số của nước ta tăng từ 6,43 lên 6,57, tuy nhiên thứ hạng lại giảm từ 101 xuống 113.
Về lĩnh vực quy định, Việt Nam ghi nhận sự cải thiện điểm số từ 6,16 (năm 2021) lên 6,20 (năm 2022), giúp thứ hạng tăng từ 103 lên 99. Theo đó, những chỉ số liên quan đến kiểm soát tín dụng của nước ta được đánh giá cao, nhưng quy định kinh doanh vẫn còn có nhiều điểm cần cải thiện.
Báo cáo trên cho thấy việc Việt Nam không ngừng cải thiện thứ hạng về chỉ số tự do kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc tiến hành thực hiện những chính sách kinh tế hỗ trợ phục hồi. Tuy thứ hạng đã có sự cải thiện đáng kể nhưng tốc độ cải thiện điểm số vẫn còn chậm. Điều này đặt ra thách thức lớn cho nước ta trong việc tiếp tục duy trì đà phát triển.
Việt Nam phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.900 USD
Thông tin này được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng nay (21/10). Theo đó, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch năm 2025, Thủ tướng cho biết, năm nay Chính phủ phấn đấu GDP đạt và vượt 7%. Năm 2025, nước ta đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5 – 7%, phấn đấu cao hơn 7 – 7,5%. Việc này nhằm giúp quy mô kinh tế đạt hạng 31 – 33 thế giới, tức là tăng từ 1 – 3 bậc so với hiện tại.
Cùng với đó, theo Thủ tướng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt khoảng 4.900 USD. Đây là mức tăng hơn khoảng 5% so với năm 2024.
Trước đó, tại hội nghị toàn quốc về phát triển kinh tế - xã hội ngày 20/10, người đứng đầu Chính phủ cho biết, 2025 là năm tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu kế hoạch cho cả giai đoạn 5 năm. Trong đó, một số chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2025 như tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7%, CPI bình quân khoảng 4,5%.
Tiếp đó, trong giai đoạn 2026 - 2030, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,5 - 8,5% một năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 7.400 - 7.600 USD. Mục tiêu đến năm 2030, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đặc biệt, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 780 - 800 tỷ USD trong 6 năm tới.