Vượt mặt Đức để xây xã hội thông minh 5.0: Người Nhật đang cá cược gì với thế giới?

Hoa Hướng Dương |

Nếu như Cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung ở phạm vi nhà máy và sản xuất thì Xã hội 5.0 lại mở rộng ra mọi ngóc ngách của xã hội.

Sự suy thoái của tỷ lệ sinh, già hóa dân số, thảm họa tự nhiên, sự ô nhiễm, mất cân bằng giới tính, khủng bố, mật độ dân đô thị cao, thiếu tài nguyên thiên nhiên: Những vấn đề này nghe có vẻ như nền công nghiệp IT có thể giải quyết được?

Những doanh nghiệp Nhật Bản nói "YES" và được mang đến triễn lãm thương mại Cebit tại Hanover, Đức để giải thích lý do cho điều này.

Sự học hỏi kèm khiếm tốn đã giúp Nhật Bản từ một nước khép kín, lạc hậu trở thành 1 cường quốc sánh vai với các nước châu Âu và đến những năm 1980, đất nước Mặt Trời mọc trở thành nước dẫn đầu về sáng tạo.

Giáo sư Ezra Vogel từng đề cập tới điều này trong cuốn sách nổi tiếng của mình: "Nhật Bản số 1: Những bài học cho nước Mỹ". Và giờ đây, Nhật Bản lại hướng tới một ý tưởng vô cùng táo bạo cũng như đi đầu trong vấn đề này.

Thậm chí tầm nhìn của người Nhật còn vượt lên trên cả Công nghiệp 4.0 - tòa nhà được xây dựng từ "nhà máy thông minh" mà cả thế giới đang hướng tới, vượt ra ngoài phạm vi "nhà máy", phạm vi mà Nhật Bản xây dựng chính là xã hội: Xã hội thông minh 5.0.

Nếu ví Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng thứ 4 trong công nghiệp của con người thì "Xã hội 5.0" là cuộc cách mạng xã hội thứ 5 của nhân loại.

Nhật Bản xây dựng xã hội 5.0 (Society 5.0)

Vượt mặt Đức để xây xã hội thông minh 5.0: Người Nhật đang cá cược gì với thế giới? - Ảnh 1.

Đó chính là những gì Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) đề ra nhằm xây dựng nên một xã hội mới "siêu thông minh - smart society" và là nội dung chính của buổi diễn thuyết tại triễn lãm thương mại Cebit.

Vào tháng 4 năm 2016, chính phủ Nhật Bản ban hành Kế hoạch Công nghệ và Khoa học cơ ban thứ 5 (5th Science and Technology Basic Plan) nhằm hướng tới một xã hội siêu thông minh trong tương lai.

Xã hội 5.0 sẽ là bước tiến thứ 5 trong cuộc cách mạng xã hội của loài người mà Nhật Bản chính là quốc gia đi đầu, trong đó: Xã hội nguyên sơ đầu tiên là xã hội săn bắn (Hunting Society), tiếp đến là xã hội nông nghiệp (Agricultural Society), xã hội công nghiệp Industrial Society, xã hội thông tin (Information Society).

Xã hội mới này sẽ mở rộng phạm vi làm việc cho cả người nước ngoài và phụ nữ, vốn là hai nhóm lao động có đóng góp không đáng kể trong nền công nghiệp của nước này, đồng thời giải quyết các bài toán nhân khẩu học đang làm đau đầu những nhà quản lý Nhật Bản.

Xa hơn vấn đề giải quyết việc làm, xã hội mới sẽ tìm kiếm một con đường mà công nghệ có thể giúp tất cả mọi người dân tham gia vào hoạt động xã hội, kể cả người già. Thay vì cạnh tranh khốc liệt, công nghệ sẽ mang lại sự hợp tác với cả doanh nghiệp nước ngoài.

Nguyên tắc để xây dựng "xã hội 5.0" là "phân tích dữ liệu nhờ sức mạnh trí tuệ nhân tạo (AI)", tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ để nâng cao hiệu quả và giải quyết các vấn đề sản xuất hay xã hội.

Có thể nói, tuy đi sau Đức hay một số nước châu Âu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng những kết quả mà Nhật bản đạt được lại vô cùng đáng nể.

Vượt mặt Đức để xây xã hội thông minh 5.0: Người Nhật đang cá cược gì với thế giới? - Ảnh 2.

Nhật Bản đẩy mạnh ứng dụng robot vào sản xuất. Nguồn: Liên đoàn Robot Quốc tế

Quốc gia Mặt Trời mọc sử dụng robot cho sản xuất công nghiệp với tỉ lệ 300 robot/10.000 nhân công, đồng hạng 3 với Đức và chỉ sau Hàn Quốc (631 robot/10.000 nhân công), Singapore thứ hai (488 robot/10.000 nhân công) - số liệu thống kê của Liên đoàn Robot Quốc tế năm 2016.

Không những thế, Nhật Bản còn chiếm tới 52% nguồn cung robot cho thế giới.

Mới chỉ khởi động Chương trình "xã hội 5.0" vào năm 2016 nhưng những sáng kiến của nó đã lan rộng toàn nước Nhật, tất cả mọi người dân đều chia sẻ chung 1 tầm nhìn, mỗi tổ chức, xí nghiệp cũng đóng góp công sức xây dựng theo tầm nhìn xa này.

Là quốc gia thiếu tài nguyên, Nhật Bản xem tài nguyên dữ liệu là một dạng tài nguyên thay thế nhiên liệu, hay còn gọi là nền kinh tế kỹ thuật số. Trong đó dữ liệu được ví như "dầu mỏ thứ hai" của kỷ nguyên số.

Minh chứng rõ ràng nhất về tiềm năng của nguồn tài nguyên dữ liệu chính là 5 tập đoàn CNTT khổng lồ Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft còn được gọi là "Bộ năm quyền lực" (Frightful Five) hay FAMGA.

Vượt mặt Đức để xây xã hội thông minh 5.0: Người Nhật đang cá cược gì với thế giới? - Ảnh 3.

Mặc dù khai thác tài nguyên dữ liệu không phải là vấn đề mới vì dữ liệu đã tồn tại từ rất lâu, nhưng chỉ trên giấy hoặc trong file Excel.

Hơn nữa, tài nguyên dữ liệu còn được phân tích hay khai thác thủ công bởi con người, việc đưa trí thông minh nhân tạo AI sẽ là một bước tiến mới nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên vô tận này.

AI còn tỏ ra ưu việt hơn con người trong công việc này vì khi phân tích dữ liệu đôi khi con người còn cần dùng đến "giác quan thứ sáu" và có thể sai sót nhưng các AI giờ đây có đủ trí thông minh, khả năng học hỏi để xử lý khối lượng thông tin khổng lồ nhanh chóng.

Điều này cũng nảy sinh 1 vấn đề mới: An ninh bảo mật dữ liệu. Nếu kẻ xấu có được dữ liệu của một công ty hay doanh nghiệp thì chắc chắn đó là một thảm họa thật sự, có thể mang tính sống còn với sự tồn tại của họ.

Tại Nhật Bản, Chính phủ và doanh nghiệp, xã hội đã cùng hợp tác để soạn ra luật quản lý dữ liệu nhằm giải quyết vấn đề nan giải này.

Vậy chương trình phát triển nền kinh tế kỹ thuật số - "Xã hội 5.0" của Nhật Bản khác các quốc gia khác ở chỗ nào?

Mỗi quốc gia đều có những cách tiếp cận khác nhau đối với nền kinh tế khai thác dữ liệu, nếu như Mỹ kiểm soát quá trình này "từ trên xuống" thông qua việc sản xuất mọi thứ ở Trung Quốc thì Đức và Nhật lại khác giống nhau về góc nhìn... từ dưới lên!

Vượt mặt Đức để xây xã hội thông minh 5.0: Người Nhật đang cá cược gì với thế giới? - Ảnh 5.

Một xã hội thông minh nhờ ứng dụng AI vào mọi mặt của đời sống. Ảnh: CeBIT

Chính vì lý do này nên cuộc cách mạng Công nghiệp công nghiệp 4.0 bắt nguồn từ Đức và "Xã hội 5.0" ở Nhật cũng có nhiều nét giống nhau, nhưng Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu nhưng không sử dụng mọi thứ.

Con đường cơ bản của xã hội 5.0 sẽ bao gồm: Không gian máy tính - thông tin - không gian vật lý - thế giới thực với sự kết hợp của hai yếu tố chính là Hệ thống Vật lý Máy tính - Cyber Physical Systems (CPS), vật thể thực được tăng cường và kết hợp thông tin.

Thông qua AI, quá trình này sẽ lọc lấy những thông tin thực sự cần thiết và quan trọng trong "đại dương dữ liệu" rồi chuyển "lên trên" để phân tích, chúng sẽ được lưu giữ trên các bộ nhớ đám mây.

Đến đây, con người mới tham gia vào quá trình phân tích xử lý các thông tin vì nó yêu cầu khả năng suy nghĩ sáng tạo mà hiện nay máy móc vẫn còn kém rất xa con người.

Yêu cầu năng lực của chuyên gia xử lý và phân tích dữ liệu, kỹ sư máy tính, chuyên gia an ninh mạng vì thế mà càng được yêu cầu cao hơn, để tìm kiếm nguồn nhân lực xây dựng cho "Xã hội 5.0", Nhật Bản tiến hành các chương trình đào tạo đặc biệt dành cho kỹ sư máy tính.

Tương lai Nhật Bản với "Xã hội 5.0"

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Expert (Nga), giám đốc bộ phận quan hệ chính phủ và công chúng của Tập đoàn Mitsubishi là Noritsugu Uemura cho hay:

Hiện nay Nhật Bản mới chỉ ở những bước đi đầu tiên của quá trình này và chưa thể trình diễn các kết quả cụ thể, nhưng đến Thế vận hội 2020 do Nhật Bản đăng cai, họ sẽ cho thế giới thấy được những kết quả ban đầu như hệ thống giao thông tự hành dùng cảm biển gắn trên xe, bản đồ 3D, tín hiệu định vị từ hệ thống vệ tinh nhằm tăng độ sai sót bé hơn 5cm.

Trong khi đó, hệ thống GPS hiện tại có sai sót khá lớn (5-10m), hay một hệ thống tương đương GPS của Nga là GLONASS cũng có sai sót đến 20m.

Vượt mặt Đức để xây xã hội thông minh 5.0: Người Nhật đang cá cược gì với thế giới? - Ảnh 6.

Dữ liệu sẽ được lưu giữ trên các bộ nhớ đám mây. Ảnh: Medium

Xem video: Viễn cảnh về 1 xã hội 5.0 vào năm 2020

Viễn cảnh về 1 xã hội 5.0 vào năm 2020. Nguồn:

Ý tưởng về xã hội 5.0 mới chỉ được triển khai bước đầu nên những kết quả của nó vẫn chưa thật sự ấn tượng và rõ nét, thế nhưng chắc chắn rằng xã hội Nhật Bản sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong khoảng thời gian sắp tới.

Hãy cùng chờ tới Thế vận hội Mùa hè 2020 mà Nhật Bản đăng cai tổ chức để thấy được sự thay đổi này!

Vượt mặt Đức để xây xã hội thông minh 5.0: Người Nhật đang cá cược gì với thế giới? - Ảnh 8.

Ảnh minh họa

Bài viết được dịch từ các nguồn: Japanindustrynews, I-scoop.eu, Pcworld

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại