Đó chính là Everest!
Có thể kể ra 7 lý do chính khiến đại đa số những người leo núi tử nạn trên đỉnh núi Everest và dãy Himalaya không được đưa xuống núi, trở về nhà:
1. Phức tạp về mặt kỹ thuật
Everest là ngọn núi cao nhất thế giới với độ cao 8848m so với mực nước biển, nằm trên biên giới của hai quốc gia: Nepal và Trung quốc. Phía bên Nepal có một khu vực rất hiểm trở ở bên dưới, có thể coi là đáy vực với độ sâu 5300m.
Đó là thác băng Khumbu, một "dòng suối" khổng lồ gồm những tảng băng rất lớn. Con đường chạy qua các vết nứt có độ sâu hàng mét dọc theo những bậc thang được đặt thay vì các cây cầu nhỏ. Chiều rộng của bậc thang bằng đúng với đôi giày "con mèo" - một thiết bị dùng để đi bộ trên băng.
Nếu người chết nằm ở bên phía Nepal thì việc khênh thi thể đi qua đoạn đường này sẽ là điều không tưởng. Con đường cổ xưa để leo lên núi Everest là sườn núi Lhotse thứ 8000. Trên đường đi có 7 khu trại nằm trên cao độ, phần nhiều trong số đó chỉ là những gờ đá, ở trên rìa của chúng là những chiếc lều được dựng lên. Tại đây đã có nhiều người bị chết.
Năm 1977 trên sườn núi Lhotse một thành viên thuộc nhóm thám hiểm Nga tên là Vladimir Bashkirov do bị quá sức bắt đầu có vấn đề về tim. Nhóm thám hiểm này gồm các nhà leo núi chuyên nghiệp, họ đã đánh giá tình hình rồi đi xuống dưới.
Nhưng điều đó không giúp được gì, Bashkirov đã qua đời. Ông được đặt trong một chiếc túi ngủ và treo lên một tảng đá. Trên một trong những con đèo có một tấm bảng tưởng niệm được dựng để tôn vinh ông.
Nếu muốn thì có thể thực hiện việc di dời thi thể, nhưng để làm được điều đó cần phải bàn bạc với các phi công bởi không có chỗ nào để cho máy bay trực thăng hạ cánh.
Trường hợp như vậy đã xảy ra vào mùa xuân năm 2014 khi một trận tuyết lở đã rơi xuống một nhóm người Sherpa đang mở tuyến đường. Đã có 16 người bị chết, những người được tìm thấy được máy bay trực thăng chuyển đi sau khi bỏ thi thể vào các túi ngủ, những người bị thương cũng được chuyển đi theo cách đó.
2. Nơi vực sâu không thể tiếp cận thi thể
Dãy núi Himalaya có một hình thế thẳng đứng. Nếu con người bị rơi tại đây thì anh ta sẽ "bay" hàng trăm mét xuống dưới, thường là cùng với một lượng lớn tuyết và đá. Những vụ tuyết lở ở Himalaya đều có lực rơi và thể tích lớn quá sức tưởng tượng.
Tuyết bắt đầu tan chảy bởi ma sát. Người bị nạn vì tuyết lở phải biết cách thực hiện những động tác bơi thì mới có được cơ hội trụ lại trên mặt tuyết. Nếu như bên trên người đó vẫn còn lớp tuyết phủ, dù chỉ là 10cm thì anh ta thì đành chịu trận. Khối tuyết lở khi dừng lại thì ngay lập tức liền đóng băng, tạo thành một lớp băng dầy đặc đến khó tin.
Cũng vào mùa hè năm 1997 trên dãy múi Annapurna, những nhà leo núi chuyên nghiệp là Anatoli Bukreev và Simone Moro cùng với nhà điều hành Dmitri Sobolev đã bị rơi xuống dưới vực tuyết lở.
Bão tuyết đe dọa người leo núi Himalaya
Moro bị kéo lê cách nơi cắm trại khoảng một cây số, ông đã bị chấn thương nhưng vẫn còn sống. Bukreev và Sobolev thì không tìm thấy. Một tấm bảng nhỏ để tưởng niệm họ đã phải đặt trên một con đèo khác.
3. Nơi đỉnh cao cũng trở thành "vùng Tử thần"
Theo quy tắc của những người leo núi thì tất cả những thứ nằm trên 6.000m so với mực nước biển đều được coi là ở vùng chết. Tại đây thực hiện một nguyên tắc "mỗi người vì chính mình". Chắc chắn là không ai có thể kéo người chết hoặc thậm chí là người bị thương ra khỏi nơi đó được.
Dù biết là để cứu một người, chỉ cần giúp người đó xuống được độ cao nhất định và thích nghi với khí hậu nơi đó là đủ, nhưng ở đó thì mỗi hơi thở, mỗi cử động đều rất khó khăn. Trên sườn núi hẹp, chỉ một chút quá tải hoặc bị mất cân bằng thì chính "vị cứu tinh" cũng có thể trở thành nạn nhân.
Năm 2013 trên núi Everest ở độ cao 6.000m một du khách của một trong những hãng du lịch lớn nhất và uy tín nhất của Moskva đã tử nạn. Suốt cả đêm ông đã rên rỉ và đau đớn và đến sáng thì ông đã qua đời.
Một thí dụ khác là tình huống chưa từng có đã xảy ra vào năm 2007 tại Trung quốc. Hai người leo núi gồm: hướng dẫn viên người Nga Maxim Bogatưrev cùng với du khách tên là Anthony Piva đi lên núi Muztagh-Ata cao 7000m.
Lên đến gần đỉnh núi họ nhìn thấy một chiếc lều bị phủ đầy tuyết, trong đó có ai đó đang giơ chiếc gậy leo núi vẫy gọi họ. Tuyết đã cao đến thắt lưng và việc đào tuyết là rất khó khăn. Trong lều có ba người Hàn quốc đã hoàn toàn kiệt sức. Họ đã hết gas và không nấu được thức ăn, cũng không thể làm cho tuyết trên người mình tan ra.
Bogatưrev đã buộc họ vào trong chiếc túi ngủ và kéo từng người một xuống đến gần nơi cắm trại. Anthony đi phía trước và mở một con đường nhỏ trong tuyết. Nhưng cuối cùng họ cũng đành bỏ dở công việc vì quá sức.
4. Chi phí cứu nạn cao
Tiền thuê máy bay trực thăng khoảng 5000 USD cộng với nhiều khó khăn: việc hạ cánh chắc chắn là không thể, ngoài ra phải có ai đó, mà không chỉ là một người phải leo lên để tìm ra thi thể rồi kéo đến nơi nào mà máy bay trực thăng có thể đón họ lên an toàn rồi tổ chức việc xếp tải.
Hơn nữa, không ai có thể bảo đảm việc này thành công: vào giây phút cuối phi công có thể phát hiện ra nguy cơ các ốc vít bị mắc kẹt vì các khối đá, hoặc gặp khó khăn khi kéo thi thể ra, hoặc nữa là thời tiết đột nhiên xấu đi và phải điều chỉnh toàn bộ hoạt động.
Ngay cả khi điều kiện thuận lợi thì chi phí cho việc vận chuyển cũng ở trong khoảng 15000 -18000 USD. Đó là chưa tính đến những khoản chi phí khác, chẳng hạn như các chuyến bay quốc tế và việc vận chuyển thi thể bằng hàng không phải qua quá cảnh, bởi có những chuyến bay thẳng đến Kathmandu, ngoại trừ châu Á.
5. Quá nhiều thủ tục pháp lý phức tạp
Thêm nữa còn có quá nhiều sự rắc rối thủ tục quốc tế. Sẽ có nhiều bất lợi nếu phải đối mặt với công ty bảo hiểm thiếu lương tâm. Cần phải chứng minh rằng người bị nạn đã chết và đang còn ở trên núi. Nếu như người đó đã mua tour từ công ty thì phải có chứng nhận của công ty này về cái chết của du khách và nếu công ty không quan tâm thì họ sẽ không đưa ra những bằng chứng để chống lại chính mình.
Lại phải thu thập tài liệu từ trong nước. Phải có sự phối hợp với đại sứ quán của Nepal hoặc Trung quốc, tùy thuộc vào vụ việc xảy ra ở phía nào của Everest. Phải tìm được phiên dịch viên, nếu là phiên dịch tiếng Trung thì còn dễ tìm chứ tìm phiên dịch tiếng Nepal thì khó khăn vì khá hiếm.
Trong bản dịch nếu có bất cứ sự thiếu chính xác ở điểm nào thì phải làm lại từ đầu. Phải nhận được sự chấp thuận của hãng hàng không. Các loại tài liệu bổ xung của một nước phải có giá trị ở nước khác. Tất cả những điều này đều phải qua các phiên dịch viên và công chứng viên.
6. Giải pháp thiêu xác cũng không đơn giản
Về lý thuyết thì có thể thiêu xác tại chỗ, nhưng trên thực tế ở Trung quốc mọi chuyện vẫn bị vướng mắc khi phải cố gắng chứng minh được rằng đó không phải là việc hủy bỏ chứng cứ. Còn nếu thiêu xác ở Katmandu phải làm lộ thiên và tro cốt được thả xuống sông Bagmati chứ không mang về.
7. Tình trạng của thi thể
Trên dãy núi cao Himalaya không khí rất khô, thi thể sẽ nhanh chóng bị khô đi và trở thành một xác ướp. Việc mang đi một cái xác khô như vậy là không thể. Vả lại, hẳn chẳng mấy ai lại muốn nhìn thấy người thân của mình biến thành hình hài như vậy. Để làm được điều này phải có một hệ thần kinh thép.
Chỉ với những lý do trên cũng đã là những trở ngại rất khó khắc phục. Điều đó giải thích vì sao những du khách nào đó, trong đó có cả những nhà leo núi chuyên nghiệp chẳng may bị tử nạn thì đa phần trong số họ đành phải nằm yên nghỉ trên những ngọn núi hùng vĩ và hiểm trở bậc nhất của thế giới.