Vùng đất 2 triệu năm chưa từng có mưa này được gọi là Thung lũng khô (Thung lũng Mc Murdo). Thung lũng này còn được gọi là nơi khô hạn nhất trên Trái đất. Nó nằm ở Nam Cực và các nhà khoa học nhận định vùng đất này có điều kiện tự nhiên rất giống với sao Hỏa. Thậm chí, địa hình của thung lũng khô cũng khiến người ta liên tưởng tới việc đi dạo trên một hành tinh khác ngoài Trái đất.
Thung lũng Mc Murdo được mệnh danh là khô hạn nhất Trái đất bởi 2 triệu năm chưa từng có mưa. (Ảnh: Nat Geo)
Thung lũng khô diện tích 4.800 km2 với 3 thung lũng chính là: Taylor, Victoria và Wright. Thung lũng tuy nằm ở Nam Cực nhưng nơi này không hề có băng. Ngạc nhiên hơn là nhiệt độ của thung lũng khô rất thấp chứ không cao như sa mạc Nguyên nhân, không khí lạnh giữ hơi nước ít hơn 20 lần so với không khí nóng.
Lượng mưa trung bình khoảng 100mm mỗi năm song đều ở dạng tuyết. Tốc độ gió Katabatic thổi xuống nơi đây lên đến khoảng 322km mỗi giờ, có thể "thổi bay" băng và tuyết của miền Nam Cực, khiến độ ẩm ở đây thấp và băng tuyết không xuất hiện trong 8 triệu năm.
Khối băng duy nhất tồn tại ở đây lại nằm ở các sông băng, dọc theo thung lũng và hồ chứa. Lớp băng này dày 3-5m và tồn tại với dạng sông băng, là lớp băng vĩnh cửu bao phủ bề mặt sông hồ.
Vì điều kiện ở thung lũng Mc Murdo quá khắc nghiệt nên nơi này không hề có sự sống. Trong thung lũng này, các nhà khoa học không tìm thấy thực vật, động vật thân mềm hay động vật gặm nhấm.
Lớp băng duy nhất tồn tại ở đây dưới dạng sông băng. (Ảnh: Nat Geo)
Vùng đất kỳ lạ này cũng là nơi đầu tiên trên Trái đất chỉ một loại vi khuẩn angelito tồn tại được. Trên thực tế, loại vi khuẩn này sống ngay trong không gian vũ trụ. Vì địa hình và tự nhiên ở Thung lũng Mc Murdo tương tự như bề mặt Sao hỏa nên Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA ) đã thực hiện nhiều thí nghiệm ở khu vực này.