Vừa phơi thóc đầy sân thì mắc mưa 3 ngày, một gia đình quyết định “buông theo ý trời” và cái kết ngã ngửa

Thanh Phong |

Cảnh tượng trên sân phơi thóc của gia đình này sau 3 ngày ngâm mưa khiến tất cả cười xỉu.

Ngày nay người nông dân đã có nhiều bước cải tiến trong cách nuôi trồng, nâng cấp chất lượng thực phẩm mà đồng thời cũng giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất. Tuy nhiên vẫn có những việc mà con người buộc phải nương theo tự nhiên. Với những người nông dân trồng lúa, phương thức trồng gần như vẫn giữ các bước từ thời xưa. Gieo mạ rồi chăm bón, đủ ngày đủ tháng thì gặt lúa, gặt xong thì đến công đoạn phơi thóc rồi mới tách vỏ. Bước nào cũng cần lựa nắng, lựa mưa, căn thời gian chứ ít ai làm khác được cả.

Những người con xuất thân từ gia đình làm nông chắc chẳng lạ gì cảnh phơi thóc đầy làng mỗi khi đến mùa gặt. Các khoảng trống từ sân nhà cho tới lề đường được huy động hết cỡ để phơi thóc. Rồi khổ nhất là mỗi lúc trời mưa, vội vội vàng vàng thu thóc cho kịp bằng không ướt hết. Nhiều chuyện dở khóc dở cười cũng từ công đoạn này mà ra.

Vừa phơi thóc đầy sân thì mắc mưa 3 ngày, một gia đình quyết định “buông theo ý trời” và cái kết ngã ngửa - Ảnh 1.

Khung cảnh quen thuộc mỗi mùa gặt ở làng quê Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Mới đây trong các hội nhóm Facebook đang lan truyền bức ảnh chụp sân phơi thóc của một gia đình sau 3 ngày dầm mưa liên tiếp. Không rõ vì sao mà gia đình này đã thu gọn thóc nhưng không cất đi mà vẫn “buông theo ý trời”. Sau nhiều ngày ngâm mưa, cảnh tượng khiến tất cả vừa buồn cười vừa khó hiểu:

Vừa phơi thóc đầy sân thì mắc mưa 3 ngày, một gia đình quyết định “buông theo ý trời” và cái kết ngã ngửa - Ảnh 2.

Trồng mấy tháng mới gặt được thì 3 ngày ngâm mưa và cái kết

Gần như thóc đều đã nảy mầm hết, có những hạt đã lớn đủ để… đem đi trồng vụ mới. Chứng kiến cảnh tượng này, dân tình dù buồn cười nhưng cũng đưa ra một vài phán đoán khá có cơ sở:

- “Ngâm làm thóc nảy mầm bán cho dân câu à?”.

- “Đem đi làm kẹo mạch nha cũng được đó”.

- “Ai lại làm thế này vậy hả trời, chắc là cố tình với mục đích gì đó thôi”.

- “Mưa hoài rồi chán, kệ đi, tới đâu thì tới”.

Chẳng biết vì sao gia chủ lại quyết buông bỏ đống thóc của mình, nhưng nếu không có mục đích cụ thể thì quá là lãng phí.

Nguồn: Trần Quân


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại