Vua Mithradates VI (134 TCN – 63 TCN), còn được biết đến như là Mithradates Vĩ đại hay "Vua độc dược" (poison king), là người trị vì của xứ Pontos ở miền Bắc Tiểu Á (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).
Ông tự cho rằng mình mang dòng dõi của cả Alexandros Đại đế và Darius I, 2 vị vua của hai đế chế lớn mạnh đối đầu nhau. Nếu như lúc ấy La Mã thần thánh đang bành trướng và thống trị vùng Địa Trung Hải, khiến bất cứ vương quốc nhỏ nào cũng phải sợ hãi thì lại bất lực trước Mithradates VI.
Tại sao Mithradates VI lại được mệnh danh là "Vua độc được"
Sở dĩ vị vua này lại được mệnh danh như vậy vì ông thường xuyên sử dụng độc dược để đạt được mục đích của mình.
Do người cha xấu số từng bị độc chết trong một buổi tiệc tại thành phố của Sinope nên Mithradates VI luôn cảnh giác với điều này vì lo sợ sẽ có kết cục tương tự.
"Vua độc dược". Ảnh minh họa.
Ông sử dụng chính thân thể mình để luyện tập với độc dược, mỗi ngày ông đều uống một lượng rất nhỏ nhằm giúp cơ thể thích nghi và tăng sức đề kháng, dần dần khiến ông miễn dịch với mọi loại độc tố.
Không chỉ vậy, Mithradates còn nghiên cứu sâu về độc dược để có thể chế ra những loại thuốc độc của riêng mình, từ đó phát minh ra cách giải độc "Thuốc giải độc vạn năng - Mithridatium" giúp trị bách độc.
Đáng tiếc nó đã bị thất truyền và thuộc vào những phát minh cổ đại vượt tầm hiểu biết của người hiện đại. Cho thấy sự hiểu biết vượt bậc của ông trong lĩnh vực độc dược, do đó cái tên "Vua độc dược" quả không sai khi nói về ông.
Những chiến công hiển hách của vua "Độc dược"
Mithridate là kẻ thù khiến đế chế La Mã kinh sợ. Ảnh Internet.
Các họa sĩ thời Trung Cổ ca tụng vị vua này như một "Hiệp sĩ bóng đêm" khi dám đương đầu với Đế chế La Mã hùng mạnh. Ông trở thành niềm cảm hứng cho các nhà thơ như Machiavelli (1469-1527) hay cả vua Louis XIV của Pháp.
Nhà soạn kịch người Pháp là Jean Racine (1639-1699) đã viết nên vở kịch "Mithridate" để ca ngợi ông, nhà soạn nhạc đại tài Wolfgang Amadeus Mozart cũng thán phục mà viết vở nhạc kịch đầu tiên của mình khi mới 14 tuổi: Mitridate, re di Ponto (1770).
Mithradates là vị vua đầy tham vọng khi muốn khống chế toàn bộ biển Đen và vùng Tiểu Á rộng lớn, những nơi mà người La Mã đang thống trị, đây có thể xem là hành động thách thức với đế chế này.
Do vậy, cuộc chiến giữa La Mã và Pontos là không thể tránh khỏi, nó kinh khủng đến nỗi, kéo dài tới 4 thập kỷ và nhấn chìm tới 3 lục địa!
Mithradates trở thành nỗi khiếp sợ của người La Mã khi chinh phục miền Tây Tiểu Á năm 88 TCN và mở cuộc tàn sát 80.000 người La Mã trong sự kiện Asiatic Vespers.
Ông trở thành cảm hứng cho thơ ca, kịch, nhạc,... Ảnh minh họa.
Dù cho đế chế La Mã có phái những vị tướng giỏi nhất như Sulla, Lucullus và Pompeius Magnus cũng đều thảm bại khi đói đầu với ông. Những trận chiến này đều trở thành những trận đánh hoành tráng nhất thời kỳ Hậu cổ đại.
Tuy nhiên cuối cùng ông vẫn thất bại tại thành lũy cuối cùng Panticapaeum. Mithradates đã rất dũng cảm khi chọn cho mình cái chết trong danh dự. Ông sử dụng thuốc độc cùng toàn bộ gia đình nhưng đau lòng thay, khi tất cả đã chết thì Mithradates lại vẫn sống do cơ thể đã miễn nhiễm với độc tố.
Điều này khiến ông phải chọn 1 cái chết đau đớn hơn, nhận lấy thanh kiếm từ 1 người lính, Mithradates vẫn chết trong danh dự của 1 vị vua chứ không chịu hàng địch. Cái chết này là dấu chấm hết cho ông và cả vương quốc Pontus.
Tuy không thể chiến thắng La Mã hùng mạnh nhưng ông cũng khiến đế chế này chao đảo, mệt mỏi chinh chiến suốt hơn 40 năm, giúp các cuộc nổi dậy của nô lệ thuận lợi và đẩy Cộng hòa La Mã tới bờ vực diệt vong.
Tài năng và những chiến tích phi thường đã giúp Mithradates được ví như "Hannibal của phương Đông" và các sử gia còn nhận xét: "Cái chết của ông tương đương với việc La Mã không phải chiến đấu với đội quân 1 vạn người".
Pliny Già ca ngợi Mithridates là "vị vua lớn nhất của thời ông ta", Cicero xem ông như là vị vua lớn nhất nối tiếp Alexandros Đại đế. Bản thân người La Mã cũng phải tỏ lòng thán phục kẻ thù đáng sợ nhất này.
Tham khảo: Etc.ancient.eu; Britannica.com; Ancient-origins.net