Một con cá sấu khổng lồ dài khoảng 4,8 mét có biệt danh "vua đầm lầy" khủng bố vùng biển cổ đại vài triệu năm trước. Loài bò sát thời tiền sử mới được đặt theo tên của nhà sưu tập hóa thạch quá cố Geoff Vincent. Loài Paludirex vincenti trong tiếng Latinh có nghĩa là "vua đầm lầy Vincent", được phát hiện ở Queensland, Australia, vào những năm 1980.
Tuy nhiên, chỉ gần đây, các nhà nghiên cứu mới thực sự kiểm tra hộp sọ dài hơn 0,6 mét đã hóa thạch để xác định được kích thước của con quái vật.
'Vua đầm lầy' nỗi kinh hoàng của Trái đất hàng triệu năm trước
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Đại học Queensland Jorgo Ristevski, cho biết: ‘Vua đầm lầy’ là một kẻ đáng sợ. Hộp sọ hóa thạch của nó có kích thước khoảng 65 cm, vì vậy chúng tôi ước tính Paludirex vincenti dài ít nhất 5 mét. Loài cá sấu lớn nhất hiện nay là cá sấu Ấn Độ - Thái Bình Dương, Crocodylus porosus, phát triển với kích thước tương tự. Nhưng Paludirex có kích thước rộng hơn, hộp sọ nặng nề hơn".
Người ta tin rằng chiếc đầu khổng lồ cho phép loài bò sát khổng lồ này săn bắt những loài thú có túi thời tiền sử to lớn. Điều này khiến nó trở thành một trong những động vật ăn thịt hàng đầu vào thời đó.
Ristevski cho biết rằng: "Các tuyến đường thủy của Darling Downs từng là một nơi rất nguy hiểm vì sự xuất hiện của cá sấu khổng lồ".
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất nhiều về loài cá sấu cổ đại trong những tháng gần đây. Vào tháng 6/2020, các chuyên gia xác định được dấu chân của một con cá sấu dài 3,9 mét sống cách đây từ 110 đến 120 triệu năm và đi bằng hai chân.
Vào tháng 2/2020, ở Brazil các nhà khoa học phát hiện về một con cá sấu dài 2,1 mét, có biệt danh là "T.Rex của thời đại" có khả năng đi bằng bốn chân nhưng dùng hai chân sau để chạy, sống cách đây 230 triệu năm.
Vào tháng 9/ 2019, phát hiện hóa thạch của một sinh vật giống cá sấu dài 9 mét sống cách đây 210 triệu năm và ăn thịt khủng long cũng như nhiều động vật có vú ăn cỏ khác ở miền nam châu Phi.
Vào tháng 9/2018, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại cá sấu cổ đại sống trong kỷ Jura.