"Chúng tôi cho rằng, vật chất tối và năng lượng tối có thể được kết hợp thành chất lỏng" - Tiến sĩ Jamie Farnes ở ĐH Oxford (Anh) cho biết như vậy.
Trước đây, các hạt có khối lượng âm bị loại trừ trong việc giải thích nguồn gốc vật chất tối và năng lượng tối, bởi vì cùng với sự giãn nở của vũ trụ, mật độ các hạt này (nếu có) sẽ phải ngày càng tăng đi. Mô hình vũ trụ mới gợi ý rằng, các hạt lạ liên tục được tạo ra trong vũ trụ, vì thế chúng không bị "loãng ra" khi làm thay đổi trọng trường.
"Đây là giả thuyết đầu tiên xét đến cả vật chất tối lẫn năng lượng tối. Thuyết này có vẻ giải thích được những điều không chỉ liên quan đến vật chất tối mà còn cả năng lượng tối. Dường như một dấu âm (dấu trừ) đơn giản lại có khả năng giải quyết hai vấn đề lớn trong Vật lý" - Tiến sĩ Farnes nói thêm.
Mô hình được thử nghiệm nhờ mô phỏng vũ trụ và có khả năng tạo ra một vũ trụ ảo, trong đó sự phân bổ các thiên hà diễn ra theo đúng kỳ vọng. Đây là một phát hiện gợi sự tò mò, tuy nhiên rất khó tìm được chứng cớ chứng minh.
Theo mô hình mới, sự phân bổ các thiên hà thay đổi theo cách đặc biệt trong quá trình vũ trụ phát triển. Hệ thống kính viễn vọng điện từ Square Kilometer Array (SKA) sắp được xây dựng ở Nam Phi và Australia sẽ có khả năng thu thập đủ dữ liệu để trả lời câu hỏi phải chăng chất lỏng tối gây ra sự phân bổ đặc biệt này.