Ngày 27/3, vụ án ly hôn ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tạm kết thúc với phần phán quyết của tòa án.
Tài sản được chia theo tỷ lệ ông Vũ 60%, bà Thảo 40%. Bà Thảo phải giao tất cả cổ phần trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ và nhận lại phần giá trị chênh lệch bằng tiền mặt.
Ngoài những quyết định về phân chia tài sản, khoản tiền án phí lên đến 80 tỷ đồng cũng khiến nhiều người xôn xao. Theo các chuyên gia luật, áp dụng với quy định của pháp luật về án phí dân sự sơ thẩm, mức án phí của vụ tranh chấp ly hôn Trung Nguyên không cao như vậy.
Theo các chuyên gia luật mức án phí vụ ly hôn Trung Nguyên chỉ hơn 8 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14, mức án tính phí tài sản ra kết quả khác. Theo đó, những vụ án dân sự tranh chấp liên quan tài sản, có giá trị trên 4 tỷ đồng thì phải nộp mức án phí là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản còn lại vượt 4 tỷ đồng .
Trong vụ án này, k
Như vậy, theo quy định tính án phí tài sản, tổng chỉ hơn 8 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mức hơn 80 tỷ đồng mà bản án sơ thẩm đã tuyên.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại phiên xử ngày 27/3.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư TP HCM), cho rằng khả năng lớn là tòa tính toán sai hoặc có sự nhầm lẫn: "Theo quy định, những vụ này có cách tính án phí theo ngạch riêng, với khoản tài sản lớn hơn 4 tỷ đồng thì án phí ở mức 112 triệu cộng 0,1% khoản tiền còn lại.
Tôi thử nhẩm tính án thì chỉ có hơn 8 tỷ đồng mà thôi. Có thể tòa tính toán sai sót, HĐXX có sự nhầm lẫn khi đọc bản án. Nếu là sai sót chỉ cần đính chính lại trong bản án là được".
Liên hệ với một luật sư bảo vệ cho ông Vũ, luật sư này cho biết chưa tính toán lại mức án phí, chỉ có nghe toà công bố thôi. Vị luật sư nói nếu toà có sự nhầm lẫn sẽ hỏi lại để tòa ra văn bản sửa.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 5 Điều 27 và danh mục án phí, lệ phí của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, về tranh chấp hôn nhân gia đình có giá ngạch thì với phần giá trị tài sản lớn hơn 4 tỷ đồng, mức án phí được tính là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.
"Như vậy theo nội dung bản án sơ thẩm thì việc tòa án cấp sơ thẩm tính như vậy là không đúng quy định pháp luật. Đối với vấn đề này thì cả ông Vũ và bà Thảo đều có quyền kháng cáo để yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xác định lại phần án phí trong vụ án này. Còn đối với các vấn đề khác thì ông Vũ và bà Thảo có thể xem xét kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án", luật sư Cường nói.
Trả lời trên Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Xuân - chủ tọa phiên tòa cho biết: "Vụ án quá phức tạp, số liệu rất lớn, bản án quá dài. Thật sự, tôi đọc mờ cả mắt" - ông Xuân chia sẻ.
Ông Xuân cũng cho biết nếu bản án đã phát hành rồi thì phải đính chính bằng văn bản nhưng hiện nay chưa phát hành bản án nên HĐXX sẽ điều chỉnh lại cho chuẩn.
"Pháp luật cho phép nếu tính toán sai số liệu thì tòa có quyền ra quyết định đính chính bản án. Ở đây số liệu đúng nhưng đọc nhầm nên khả năng tôi sẽ ra thông báo gửi các đương sự và sẽ phát hành bản án chính xác để họ biết và không khiếu nại" - ông Xuân nói với Tuổi Trẻ Online.