Không chỉ nổi tiếng với các tượng binh mã đất nung và các câu chuyện sử học bí ấn, lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc - Tần Thủy Hoàng - còn hấp dẫn các nhà khoa học bởi việc các loại vũ khí kim loại bên trong được bảo tồn khá tốt dù đã trải qua hàng ngàn năm...
Thứ gì được phủ lên vũ khí của các chiến binh trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Các thí nghiệm với công nghệ chống gỉ bằng cách mạ crôm bắt đầu được làm ở châu Âu vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất hiện giả thiết cho rằng phương pháp mạ crôm đã được sử dụng vào thế kỷ thứ III Trước Công nguyên ở Trung Quốc và dùng để giúp giữ cho vũ khí bằng đồng được chôn cất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không bị hư hại.
Thậm chí, chú thích trên tấm bảng ghi thông tin ở khu lăng mộ cũng phổ biến thông tin này cho du khách.
Thực tế giả thuyết này có từ những năm 1970, khi di sản văn hóa thế giới này lần đầu tiên được phát hiện.
Sau khi các báo cáo khai quật sớm nhận thấy việc bảo quản số vũ khí bằng đồng từ 2200 năm trước công nguyên là vô cùng tinh tế, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã sử dụng một thử nghiệm được gọi là compositional mapping (phản ứng thành phần) để phát hiện ra lớp crôm trên một mẫu nhỏ các vũ khí.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các vũ khí có thể được nhúng trong dung dịch oxit crom, phương pháp này được gọi là "phủ chuyển đổi crôm" (Chromate conversion coating), một kỹ thuật khác với kỹ thuật mạ crôm hiện đại, nhưng cũng là dùng chất crôm để bảo quản kim loại.
Những chiến binh đất nung trong lăng mộ với nhiệm vụ bảo vệ Tần Thủy Hoàng ở thế giới bên kia (Ảnh: Natgeomedia.com)
Kỹ thuật này nếu thực sự có từ khi ấy sẽ như là cách mạng trong khoa học từ hơn hai thiên niên kỷ trước, dưới triều đại Tần.
Nhưng hóa ra crôm không được sử dụng quá nhiều trên tất cả các loại vũ khí, theo như một bài báo được công bố trên tạp chí Khoa học báo cáo (Scientific Reports).
Vũ khí bằng đồng được tìm thấy trong lăng mộ vẫn còn được bảo quản tương đối tốt (Ảnh: Natgeomedia.com)
Các nhà nghiên cứu từ Đại học London (University College London) và Khu di tích Lăng mộ Tần Thủy Hoàng (the Emperor Qin Shihuang’s Mausoleum Site Museum) đã nghiên cứu 464 đầu mũi giáo bằng đồng cùng với gươm, xà mâu, lưỡi kiếm, bằng phương pháp SEM ( viết tắt của Sancing electron microscopy, quét bằng kính hiển vi điện tử) – EDS (energy-dispersive x-ray spectroscopy, quang phổ X-quang tán xạ năng lượng) và họ nhận thấy bề mặt các loại vũ khí có cấu tạo của một loại chất hóa học, và sau đó dùng quang phổ tia X để xem thành phần hóa học của chúng.
Từ những thử nghiệm trên, họ phát hiện ra những vũ khí thuộc loại được phủ những chất có thành phần nhiều là crôm.
Cụ thể, các loại vũ khí có đầu bằng kim loại (nhưng cán cầm phía dưới bằng gỗ hoặc tre) sẽ được phủ crôm. Các vũ khí có cán cầm bằng đồng thì phần cán không được phủ crôm.
Ở vùng đất hoang sơ và khan hiếm nước, đất đai ở địa phương có tính kiềm khá mạnh, do đó đã hạn chế sự tác động của luồng khí và chất hữu cơ, dẫn đến việc các vật kim loại có thể được lưu trữ ổn định trong một thời gian dài.
Kết quả là các vũ khí được phủ crôm cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn trước tác động của môi trường.
W. Thomas Chase, một chuyên gia về kỹ thuật bảo tồn đồ cổ Trung Quốc bằng đồng, nói rằng: "Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một công việc tuyệt vời trong quá trình tìm hiểu và đưa ra một lời giải thích khả thi lý giải cho việc crôm được dùng để phủ lên vũ khí".
Ông nói thêm : "Các loại chất có nguồn gốc từ đất bản địa, chính xác là những gì cần thiết để giúp chúng tôi hiểu được sự ăn mòn và cách bảo quản lâu dài các đồ kim loại tại đây".
Hiểu đơn giản, người ta đã dùng một loại chất có nguồn gốc được làm từ đất ở địa phương, trong đó đã có thành phần crôm để bôi lên vũ khí nhằm bảo quản chúng.
Khí hậu và thổ nhưỡng ở Tây An, Trung Quốc – nơi đặt lăng mộ Tần Thủy Hoàng được cho là một trong những nguyên nhân thuận lợi giúp bảo tồn các cổ vật bao gồm cả vũ khí (Ảnh: Natgeomedia.com)
Robert Murowchick, phó giám đốc của Trung tâm nghiên cứu châu Á của Đại học Boston, nói rằng giả thiết về việc những vũ khí đó được phủ trực tiếp crôm ban đầu rất hợp lý và mọi người chấp nhận nó trong thời gian dài:
"Không phải là một ý tưởng hoang đường khi cho rằng người nước Tần đã cố tình phủ chất chứa crôm lên các vũ khí bằng đồng của họ để ngăn chặn sự ăn mòn".
Đây có thể là một lời giải thích hấp dẫn cho cả các học giả lẫn công chúng, theo ông Murowchick, nó cũng phù hợp với những câu chuyện được truyền lại bởi các nhà sử học Trung Quốc cổ đại về tham vọng của Tần Thủy Hoàng trong quá trình tìm kiếm sự bất tử.
Tham khảo: NATGEOMEDIA.COM