Bằng con mắt của vệ tinh
Cách đây không lâu, trên sa mạc bang Arizona tại bãi thử Yuma đã diễn ra cuộc tập trận của lực lượng lục quân Mỹ trong khuôn khổ dự án chiến tranh trong tương lai.
Theo tài liệu của chuyên trang Defense One, tham gia tập trận tại đây có các máy bay tiêm kích, thiết bị bay không người lái, siêu pháo, robot mặt đất, cũng như các vệ tinh để “kiểm tra một cách quy mô các kế hoạch tiến hành chiến tranh tương lai”.
Bãi thử được chọn không phải ngẫu nhiên. Nó thường được sử dụng cho các cuộc tập trận thử nghiệm vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt và cái nóng gay gắt. Vào những ngày tập trận cuối cùng nhiệt độ ở đây lên tới 48 độ C.
Theo xác nhận của những người chứng kiến, sa mạc ở Arizona nóng đến nỗi máy bay bị nổ lốp trên đường băng. Theo lời của tướng Ross Coffman, mọi quân nhân có thể tin rằng nếu sứ mệnh Arizona thành công, họ sẽ thực hiện nó ở bất cứ nơi nào trên hành tinh.
Một trong những mục tiêu của cuộc tập trận là xe tăng T-72 do Liên Xô chế tạo. Máy tính của robot, sau khi nhờ vệ tinh xác định khoảng cách đến mục tiêu không cho phép tự mình tiêu diệt nó, đã truyền toạ độ về mạng chiến thuật, đồng thời gọi hoả lực pháo binh tầm xa.
Phương pháp này được gọi là điều khiển từ xa: nhiệm vụ chính của nó là hạn chế tối đa cho quân nhân tiếp xúc với mối đe doạ. Máy móc robot từ lâu đã được công binh và các nhóm trinh sát sử dụng, còn hiện nay chúng được sử dụng ngày càng nhiều hơn trên thao trường của các trận đánh giả định hay trận đánh thực tế.
Ngoài các robot và drone, trong các cuộc tập trận có sự tham gia của các tiêm kích thế hệ thứ 5, F-35B. Các tiêm kích này đóng vai trò chiến thuật, được sử dụng để dẫn đường cho các vũ khí độ chính xác cao.
Được kết nối với mạng, các máy bay này có thể nhận được dữ liệu về chỉ dẫn mục tiêu từ vệ tinh, cũng như chuyển chúng cho bộ binh trên mặt đất. Đó là một thuật toán tương đối phức tạp.
Các cảm biến đặc biệt gắn trên các vệ tinh thu thập các hình ảnh chiến trường được mô phỏng, sau đó gửi chúng cho hệ thống trí tuệ nhân tạo Prometheus. Hệ thống này quét và liên kết những hình ảnh này để phát hiện những mối đe doạ và lập dữ liệu mục tiêu.
Sau đó, theo kênh liên lạc vệ tinh, thông tin sẽ được gửi đến bãi thử Yuma, từ đây nó trực tiếp được gửi đến các máy bay tiêm kích. Hệ thống trí tuệ nhân tạo của F-35B xác định vũ khí phù hợp nhất để tiêu diệt mục tiêu được phát hiện.
Một trong những mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra khả năng của robot trong việc độc lập theo dõi mục tiêu và xác định mức độ của các mối đe doạ xuất phát từ chúng của robotxuất phát từ chúng. Robot phải thực hiện tất cả công việc, không có sự trợ giúp của con người hay sự theo dõi thường xuyên trên màn hình.
Tuy nhiên, bộ chỉ huy Mỹ hiện không tin tưởng cho máy tính ra quyết định cuối cùng: tấn công mục tiêu này hay mục tiêu khác. Chức năng này vẫn phải do con người đảm nhiệm.
Máy bay tàng hình (còn gọi là phi cơ tàng hình hay không hạm tàng hình) là một loại máy bay áp dụng công nghệ tàng hình để chống lại việc bị phát hiện từ radar. Máy bay tàng hình đóng vai trò nổi bật kể từ cuộc Chiến tranh vùng Vịnh. |
Cần thấy rằng dự án “Convergence” ngụ ý sử dụng cả vệ tinh quân sự, cũng như vệ tinh thương mại. Trong số chúng các vệ tinh quân sự, được chế tạo theo chương trình "Kestrel Eye", có khả năng ở chế độ thời gian thực tế truyền hình ảnh chất lượng cao về thiết bị di động của binh lính tham gia thử nghiệm.
Đáng lưu ý rằng các phân đội chiến đấu của quân đội Mỹ có thể thu nhận hình ảnh từ vệ tinh không cần thiết có yêu cầu dữ liệu của bộ tham mưu. Trong trường hợp thử nghiệm thành công các khả năng của Kestrel Eye, Lầu Năm Góc sẽ duy trì trên quĩ đạo khoảng 30 vệ tinh như thế.
Không phải mọi thứ đều trôi chảy
Mặc dù cuộc tập trận ở bãi thử Yuma có kết quả tích cực, các quân nhân Mỹ cũng vấp phải hàng loạt vấn đề. Ví dụ, siêu đại bác tầm xa, có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 70 km, đã “chơi xỏ” họ không chỉ một lần. Quả đạn XM1113, được điều chỉnh nhờ thiết bị dẫn đường chính xác, đã vài lần rơi bên cạnh mục tiêu nhưng không nổ.
Siêu pháo chiến lược tầm xa (SLRC) được thiết kế để có thể vận chuyển bằng xe tải. Một khẩu đội siêu pháo có tám người (Ảnh: Popular Mechanics) |
Ngoài ra, kết nối mạng có lúc bị mất dẫn tới ném bom không trúng đích. Ngay trong tiến trình tập trận, các chuyên gia của Lầu Năm Góc đã thiết lập mã và sửa các lỗi để bù lấp những khiếm khuyết của chương trình thử nghiệm và đảm bảo không bị ngắt kết nối mạng từ các phương tiện trên mặt đất đến trên không. Cuối cùng, những cố gắng của họ cũng có kết quả.
Các vị tướng lĩnh cho biết, trong tiến trình tập luyện, họ đã tiêu diệt một số mục tiêu của đối thủ, trong đó có tổ hợp pháo tên lửa cao xạ “Pantsir” được mô phỏng của Nga.
Theo thông báo của các phương tiện truyền thông Mỹ, khoảng thời gian từ lúc phác thảo kiến trúc mạng mới đến khi đem nó ra thử nghiệm trong thực tế là chưa đầy 8 tháng, cho nên các loại khiếm khuyết và ngắt mạng đã được dự báo từ trước. Tuy nhiên, các nhà quân sự hy vọng rằng, nhờ những thử nghiệm này, trong tương lai gần nhất, dự án “Convergence” sẽ hoạt động trôi chảy.
Cái nhìn về tương lai
Trong thời gian thử nghiệm tại bãi thử Yuma các kỷ lục được thiết lập đã khiến các tướng lĩnh hết sức lạc quan. Chẳng hạn, nếu trước đây việc nhận thông tin từ các cảm biến trong vũ trụ và chuyển nó về mặt đất, rồi đến các mục tiêu chiến thuật trên không phải mất chừng 20 phút, thì bây giờ chỉ còn 20 giây.
Số lượng các hình ảnh được trí tuệ nhân tạo khai thác đã tăng lên đáng kể. "Bộ não" của máy tính có khả năng xử lý 35.000 hình ảnh trong vài giây.
Mọi thứ đó trở thành hiện thực là nhờ các thuật toán mới nhất của trí tuệ nhân tạo và các cảm biến đặt trong vũ trụ. Các nhà sáng tạo Convergence cam đoan rằng trong quá trình thử nghiệm, mạng sẽ không ngừng học hỏi, tức mỗi hình ảnh thu được sẽ làm các thuật toán của mạng “tốt hơn một chút”.
Chiến binh tương lai. |
Những người xây dựng dự án mới nhận xét rằng trí tuệ nhân tạo không khác gì trí óc con người: nó cũng như não con người cần lặp đi lặp lại nhiều lần để củng cố và phát triển thói quen thu nhận được, chỉ khác nhau ở chỗ máy móc làm việc đó nhanh hơn con người cả nghìn lần.
Nếu như trước đây, khi sử dụng mạng tốc độ thấp, các quân nhân Mỹ trong các cuộc tập trận thường vướng phải việc tổn thất thông tin (vì đặc điểm địa hình, vì hỏng hóc kỹ thuật hay sự phản kháng vô tuyến điện tử của đối thủ giả định), thì bây giờ những tổn thất này sẽ được giảm xuống đến mức tối thiểu.
Ngoài ra, hiện nay robot không cần truyền liên tục các dòng video của tất cả những gì nó đang quan sát ở chế dộ thời gian thực tế.
Khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trên tàu, nó có thể tự phân tích tình hình và truyền dữ liệu quan trọng nhất (số lượng máy móc của đối thủ, vị trí của chúng và tính năng hoạt động) về đài chỉ huy.
Chính vì thế, đối với bộ chỉ huy Mỹ, như trước đây, điều quan trọng là quyết định cuôí cùng phải do con người, vì thậm chí trí tuệ nhân tạo được hoàn thiện nhất cũng không thể thay được con người trong việc này.
Theo lời tướng Mike Murray, có thể Convergence không phải là phần quan trọng nhất của lực lượng vũ trang Mỹ, nhưng trong tương lai gần nó sẽ là cấu thành bộ phận không thể tách rời của chiến lược tiến hành chiến tranh.
Ở Lầu Năm Góc, người ta tin rằng khả năng thách đấu “các đối thủ tinh vi như Nga và Trung Quốc” sẽ phụ thuộc vào việc dự án mới sẽ thu được kết quả cuối cùng như thế nào.