Trong đó có loại đã tiến hành thử nghiệm như: Tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và Avangard; có loại đang trong giai đoạn chuẩn bị tiến hành thử nghiệm như tên lửa xuyên lục địa "Sarmat"; nhưng có vũ khí vẫn đang thiết kế như tên lửa hành trình động cơ hạt nhân với tầm bắn không giới hạn; phương tiện lặn không người lái động cơ hạt nhân "Status-6"…
Trước hết phải khẳng định rằng, dưới sự kiềm chế mạnh mẽ từ Mỹ và NATO, Nga đã thể hiện được năng lực sáng tạo quân sự "siêu phàm" của mình.
Một số phương tiện truyền thông còn cho rằng, đó cũng chính là hành động "rút kiếm" nhằm vào Mỹ và NATO, thể hiện năng lực phá vỡ thế phong tỏa của Nga, đồng thời khích lệ tinh thần dân tộc của nước này.
Tuy nhiên một số loại vũ khí của Nga vẫn chỉ là mô hình đồ họa trên máy tính, thiếu tính thực tế hoặc có thể chỉ là những chiêu truyền thông.
Tên lửa hành trình siêu đẳng động cơ hạt nhân
Trong số 6 loại vũ khí kiểu mới mà Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh trong "Thông điệp Liên bang Nga 2018", một loại tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Tổng thống Putin đã dành những "lời có cánh" để đánh giá về mẫu tên lửa mới này, ông cho đây là loại tên lửa "độc nhất vô nhị" trên thế giới, với tầm bắn không giới hạn, lại có thể thay đổi thay đổi đường bay bất cứ lúc nào.
Trong đoạn video được trình chiếu đã chỉ rõ, tên lửa phóng từ lãnh thổ nước Nga bay qua Đại Tây Dương lao thẳng xuống phía Nam, vượt qua hệ thống trinh sát và phòng thủ, cuối cùng bay quanh Nam Mỹ, sau đó tiến công một mục tiêu trên Thái Bình Dương, điều này ngay lập tức đã dẫn tới "sóng to gió lớn" trên bầu trời phương Tây.
Tên lửa hành trình động cơ hạt nhân của Nga sử dụng hệ thống trợ lực đẩy tên lửa ra khỏi bệ phóng, sau đó tên lửa bay bằng động cơ "xung hạt nhân". Tầm bắn của loại tên lửa này không giới hạn, có thể tiến công bất kỳ nơi nào trên trái đất.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu giải thích rằng, công nghệ của tên lửa hành trình động cơ hạt nhân này đã đi trước thế giới hàng chục năm; còn vũ khí mẫu mới của Nga trong đó có cả các trang bị tốc độ vượt siêu âm sẽ khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trở thành "chiếc ô thủng".
Tên lửa Sarmat của Nga.
Theo cách nói thông thường, tên lửa hành trình động cơ hạt nhân là vũ khí "tích hợp 3 trong 1" có thể gánh nhiệm vụ của cả bộ ba tiến công hạt nhân thông thường là máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đường đạn xuyên lục địa và tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Trong bộ ba tiến công hạt nhân thông thường, lực lượng hạt nhân chiến lược trên bộ có khả năng bị đối phương triển khai tiến công đầu tiên cao nhất, hoặc sau khi phóng sẽ bị hệ thống phòng thủ tên lửa của đối thủ đánh chặn.
Nhưng với tên lửa hành trình động cơ hạt nhân do Nga nghiên cứu chế tạo, vì cự lý bay của nó không có giới hạn, có thể thay đổi đường bay, có thể phóng bất cứ thời gian nào, tiến công bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất.
Trong phạm vi toàn cầu, Mỹ không thể thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa theo kiểu tầng tầng lớp lớp, từ đó khiến nó tìm ra đường bay an toàn nhất, sẽ khiến người Mỹ chẳng thể đề phòng.
Tên lửa hành trình động cơ hạt nhân là một loại vũ khí cuối cùng dành cho "ngày tận thế" khi đối đầu giữa "kẻ tám lạng, người nửa cân". Do sự phức tạp về kỹ thuật, dẫn tới hàng loạt vấn đề về ô nhiễm hạt nhân vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Vì vậy, Nga vừa công bố một số thông tin liên quan tới vấn đề này, lập tức tạo ra sự quan ngại rằng sẽ xảy ra cuộc chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Nga.
Ngư lôi hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh Lạnh hồi sinh
Ngư lôi hạt nhân từng được Liên Xô coi là vũ khí cuối cùng để chống lại cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ, hiện nay, Nga đã "hồi sinh" ngư lôi hạt nhân đã bị lãng quên trong nhiều năm qua.
Loại ngư lôi hạt nhân này được gọi là phương tiện lặn động cơ hạt nhân "Status-6", kiểu dáng nhỏ gọn, có thể phóng từ tàu ngầm hạt nhân, về lý thuyết có năng lực hành trình gần như không giới hạn.
Trong đoạn video được trình chiếu đã cho thấy, phương tiện lặn không người lái động cơ hạt nhân sau khi tách khỏi tàu ngầm sẽ chìm xuống đáy biển nơi mực nước sâu, địa hình gồ ghề, tiến hành di chuyển và tiếp cận mục tiêu.
Loại ngư lôi này có thể di chuyển xuyên lục địa bằng tốc độ rất cao, vượt qua cả loại ngư lôi kiểu mới, tàu ngầm và tàu mặt nước, hơn nữa độ ồn thấp, tính năng cơ động, linh hoạt tương đối cao.
Hành trình của phương tiện lặn không người lái động cơ hạt nhân Status-6 có thể đạt hơn 10 nghìn km, mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân; thậm chí khi cần thiết có thể mang theo đầu đạn nhiệt hạch công suất lớn; nên loại ngư lôi này có thể tiến công nhiều mục tiêu trong đó bao gồm biên đội tàu sân bay, các thành phố ven biển.
Ngoài ra, phương tiện lặn không người lái Status-6 khi được kích nổ sẽ tạo ra sóng thần rất lớn, có thể phá hủy cả thành phố trong giây lát. Do đó, có một số hãng truyền thông phương Tây gọi loại vũ khí này là "vũ khí ngày tận thế".
Phương tiện lặn không người lái Status-6 (trong ô khoanh đỏ).
Cao giọng giới thiệu tên lửa xuyên lục địa "Sarmat"
Ngoài tên lửa hành trình và ngư lôi động cơ hạt nhân mà Nga đưa ra, một loại "vũ khí sát thương lớn" khác cũng không thể xem nhẹ đó chính là tên lửa đường đạn xuyên lục địa "Sarmat-RS28" (Satan-2).
Sarmat có chiều dài hơn 35 mét, trọng lượng 220 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng, đủ sức bay qua hai cực Nam-Bắc của trái đất; có thể tiến công bất kỳ mục tiêu nào trên phạm vi toàn cầu.
Tên lửa Sarmat sử dụng công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) có thể mang theo 10 tới 15 đầu đạn hạt nhân với tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, hoặc đầu đạn tốc độ siêu âm cùng rất nhiều đầu đạn "mồi bẫy" khác, khiến cho đối phương rất khó đánh chặn.
Hệ thống tên lửa này sẽ thay thế cho tên lửa xuyên lục địa Satan-R36M được chế tạo từ thời Liên Xô. Quân đội Nga hy vọng tên lửa Sarmat sẽ được đưa vào thử nghiệm từ năm 2019 tới năm 2020.
Tên lửa Sarmat trước đó từng nhiều lần được nhắc tới, đồng thời không còn được coi là một hiện tượng mới mẻ. Là một mẫu tên lửa xuyên lục địa hạng nặng sử dụng nhiên liệu lỏng, tên lửa Sarmat là phiên bản nâng cấp của tên lửa Satan. Tầm bắn thiết kế ban đầu là 10 nghìn tới 11 nghìn km, thậm chí đạt tới gần 12 nghìn km.
Từ một số thông tin vừa tiết lộ hiện nay có thể thấy, loại tên lửa này về lý thuyết có thể đạt được tầm bắn đến 16 nghìn km, điều này đồng nghĩa dù nó được triển khai trên bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ rộng lớn của Nga đều có thể tiến công tới mọi ngõ ngách trên toàn cầu.
Khoảng thời gian quãng đường bay chủ động của loại tên lửa này tương đối ngắn, như vậy có thể né tránh hiệu quả sự phát hiện và đánh chặn của đối phương.
Ngoài ra, Nga còn kết hợp loại tên lửa này với vũ khí vượt siêu âm mới nhất; được biết Sarmat còn được thiết kế để có thể mang theo 24 vũ khí cánh lượn tốc độ siêu vượt âm; đây cũng là vấn đề khiến phương Tây quan ngại.
Ảnh mô phỏng phương tiện lặn không người lái Status-6.
Sự thật hay chỉ là ảo vọng
Có chuyên gia quân sự cho rằng, việc Nga đưa ra các phản ứng trên là do Mỹ đã ép buộc họ. Mỹ không ngừng vây hãm đồng thời thực áp dụng các biện pháp chế tài đối với Nga, trong trường hợp đó, Nga cần phải có những biện pháp đáp trả, đặc biệt là các biện pháp răn đe chiến lược.
Nhưng ở chiều ngược lại, Mỹ cũng đang ra sức phát triển kỹ thuật phòng thủ tên lửa, ở một mức độ nào đó sẽ khiến năng lực răn đe chiến lược của Nga suy giảm mạnh. Khởi động lại dự án ngư lôi hạt nhân, là một đối sách và biện pháp mang tính đối kháng mà một nước Nga đối mặt với rất nhiều áp lực phải áp dụng.
Tuyên bố của Putin về các "siêu vũ khí" thắp lên hy vọng với người dân Nga về một tương lai tươi sáng của nước Nga hùng cường, nhưng lại gây ra sự hoài nghi của giới chuyên gia quân sự quốc tế vì khả năng khó trở thành hiện thực của nó.
Ngoài lý do về kỹ thuật như chế tạo động cơ "xung hạt nhân", tên lửa hành trình sẽ rất đắt đỏ nếu lắp động cơ hạt nhân.
Hình ảnh xuất hiện trong video giới thiệu về ICBM RS-28 Sarmat được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong thông điệp Liên bang năm 2018.
Phương tiện không người lái hạt nhân dưới nước Poseidon được coi là phương tiện thử nghiệm của ngư lôi Status-6.