Nếu như bom hạt nhân có tên Sa Hoàng (được thử nghiệm năm 1961) của Liên Xô được gọi là "Vua của mọi loại bom" thì loại bom phi hạt nhân nào cũng của người Nga được mệnh danh là "Cha của mọi loại bom"?
Là loại bom phi hạt nhân có công suất lớn nhất thế giới, loại bom khủng khiếp này của Nga được xem là vũ khí áp nhiệt mạnh nhất tính đến thời điểm hiện nay.
Vì sao "Cha của mọi loại bom" lại được xem là loại vũ khí phi hạt nhân có sức tấn công mạnh nhất thế giới? Và vũ khí nhiệt áp là gì? Mời độc giả theo dõi trong bài viết sau.
Đâu là loại vũ khí thông thường nhưng có sức hủy diệt như bom hạt nhân?
Đâu là "sát thủ vô hình" đến từ vũ khí nhiệt áp?
Được so sánh như vũ khí nguyên tử, nhưng không phát ra phóng xạ và gây hủy diệt đến môi trường, vũ khí nhiệt áp có đặc điểm là sinh ra các loại "sát thủ" có khả năng hủy diệt các công trình quân sự và quân địch trong thời gian cực ngắn.
Hiểu đơn giản, vũ khí nhiệt áp là các vũ khí nổ. Khi nổ, chúng sẽ tạo ra 3 "sát thủ" đó là sóng chấn động, sức nóng khủng khiếp của lửa và áp lực cao gây sát thương cực lớn.
Ước tính, nhiệt độ sinh ra sau các vụ nổ của vũ khí nhiệt áp lên tới 2.500 đến 3.000 °C, sóng chấn động có thể đi với vận tốc chóng mặt: 3km/giây!
Ưu điểm của vũ khí nhiệt áp là có thể gây nên sự hủy diệt khủng khiếp trong các mục tiêu tấn công là căn cứ ngầm, đường hầm hẹp, boong ke... vì khi quả cầu lửa bùng cháy, không khí trong vùng tâm nổ sẽ đẩy không khí ra mọi hướng và tạo nên một vùng chân không rồi rút hết dưỡng khí khiến mọi sinh vật bị chết ngạt.
Tuy nhiên, điểm yếu của vũ khí nhiệt áp chính là oxy. Sức công phá mạnh hay yếu của loại vũ khí này phụ thuộc rất nhiều vào lượng oxy được nhồi vào và môi trường của mục tiêu tấn công.
Do đó, đối với môi các môi trường thiếu oxy như dưới nước, trên cao... thì vũ khí này gần như không có tác dụng sát thương cao.
"Cha của mọi loại bom" của Nga đánh bật "Mẹ của mọi loại bom" của Mỹ
Trên thế giới hiện nay, loại bom phi hạt nhân có tên ATBIP của Nga là loại bom nhiệt áp mạnh nhất, tương đương sức công phá của bom nguyên tử, được mệnh danh là "Cha của mọi loại bom" (Father of All Bombs).
Cấu tạo của "bom cha".
Có sức công phá lớn hơn, nhẹ hơn và sở hữu khả năng hủy diệt rộng hơn, "Cha của mọi loại bom" (ATBIP) của Nga là "câu trả lời" của loại bom được mệnh danh là "Mẹ của mọi loại bom" (GBU-43/B) mà Mỹ thử nghiệm năm 2003.
Ngày 11/9/2007, Nga thử thành công loại bom phi hạt nhân có sức công phá gấp 4 lần và tạo nhiệt độ trung tâm nóng gấp 2 lần "bom mẹ" của Mỹ.
Hình ảnh khủng khiếp khi phát nổ của "bom cha".
Nếu như "bom mẹ" nặng đến 9,5 tấn, dài 9,17 mét thì "bom cha" lại nhẹ ký hơn nhiều: 7,1 tấn, nhưng lại mạnh hơn "bom mẹ" của Mỹ rất nhiều.
Quả "bom mẹ" của Mỹ.
Với đương lượng nổ bằng 44 tấn TNT, "bom cha" đã phá hủy và nghiền nát hoàn toàn các công trình vững chắc và thiết bị quân sự trong vùng diện tích gấp 20 lần diện tích phá hủy của "bom mẹ" trong vùng thử nghiệm.
Nga dùng hẳn oanh tạc cơ siêu thanh Tupolev Tu-160 (loại chuyên chở tên lửa có cánh tầm xa trang bị đầu đạn hạt nhân) để mang loại bom "khủng" này.
Oanh tạc cơ siêu thanh Tupolev Tu-160 của Nga.
Theo các chuyên gia thuộc Bộ Quốc phòng Nga, vũ khí này dùng để bảo vệ an ninh quốc gia và có khả năng chống khủng bố trên toàn thế giới, đặc biệt là các phiến quân hay chọn "hang ổ" là các vùng núi và các căn cứ ngầm.
Bài viết tham khảo nhiều nguồn