Vũ khí hàng nhái "tràn ngập" QĐ Trung Quốc: Từ máy bay tới tàu chiến - không thiếu thứ gì!

Anh Tú |

Quân đội Trung Quốc thời gian qua đã vươn lên một cách khá mạnh mẽ nhưng sự trỗi dậy đó có phần lại dựa vào những hoạt động sao chép công nghệ từ Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Những thập kỷ gần đây, Quân đội Trung Quốc đã vươn lên một cách mạnh mẽ, cả về quy mô và năng lực, nhưng sự trỗi dậy đó có phần lại dựa vào những hoạt động sao chép, bắt chước, thậm chí là đánh cắp công nghệ từ Mỹ và những quốc gia khác.

Dưới đây là 6 trong số những sản phẩm "tiêu biểu" cho kho vũ khí hàng nhái mà Trung Quốc đã phát triển thời gian vừa qua.

1. Tàu đệm khí Type 726

Vũ khí hàng nhái tràn ngập QĐ Trung Quốc: Từ máy bay tới tàu chiến - không thiếu thứ gì! - Ảnh 1.

Bộ đôi tàu đổ bộ đệm khí Type 726 của Trung Quốc. Ảnh: Navy Recognition

Tàu đổ bộ đệm khí Type 726A của Trung Quốc là một bản sao giống hệt với loại thủy phi cơ LCAC được Hải quân Mỹ sử dụng để vận chuyển mọi thứ, từ đạn dược cho tới xe tăng phục vụ các chiến dịch đổ bộ bờ biển đối phương.

Hai loại tàu này thậm chí còn có những khả năng rất giống nhau, chẳng hạn như đều có thể vận chuyển được tải trọng 60 tấn. Tất nhiên, LCAC của Mỹ còn có thể chở quá tải tới 75 tấn.

Phía lo ngại nhất có lẽ là Đài Loan, hòn đảo chỉ cách Trung Quốc đại lục một eo biển hẹp nên Bắc Kinh hoàn toàn có thể sử dụng Type 726 để vận chuyển xe tăng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bờ.

2. Máy bay không người lái Star Shadow

Vũ khí hàng nhái tràn ngập QĐ Trung Quốc: Từ máy bay tới tàu chiến - không thiếu thứ gì! - Ảnh 2.

UAV tấn công tàng hình Star Shadow tại Triển lãm Singapore. Ảnh: Military

Star Shadow là một máy bay không người lái (UAV) khá triển vọng của Trung Quốc do công ty Star UAV System có trụ sở ở Thành Đô đầu tư phát triển. Tuy nhiên, mẫu UAV mà công ty này đang nỗ lực tìm cách xuất khẩu gần như chắc chắn được chế tạo dựa trên chiếc X-47B hiện nay của Mỹ.

Cùng với việc nghiên cứu qua các hình ảnh công khai của X-47B thì giới thiết kế Trung Quốc cũng dễ dàng tiếp cận được công nghệ từ chiếc RQ-170 bị rơi ở Iran và qua các tài liệu về công nghệ tàng hình được một điệp viên Mỹ gửi về Trung Quốc.

Dù có được công nghệ bằng bất cứ hình thức nào thì X-47B và Star Shadow đều chia sẻ những điểm tương đồng không thể phủ nhận.

3. Máy bay không người lái CH-4

Vũ khí hàng nhái tràn ngập QĐ Trung Quốc: Từ máy bay tới tàu chiến - không thiếu thứ gì! - Ảnh 3.

UAV CH-4B. Ảnh: Sputnik

Máy bay không người lái CH-4B có khả năng hoạt động trong thời gian dài của Trung Quốc lại giống với chiếc UAV MQ-1 Predator của Mỹ đến kỳ lạ, từ chức năng nhiệm vụ, trần cao cho tới trang thiết bị vũ khí.

Tất nhiên, Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc không chế tạo nó một cách tình cờ. Họ sản xuất với mức giá rẻ hơn, tạo lợi thế cho các mục tiêu xuất khẩu.

Một phiên bản nhái khác của chiếc MQ-9 Reaper cũng đã được Trung Quốc cho ra lò, đó là UAV CH-5. Tuy nhiên, chiếc máy bay không người lái này không đạt được độ cao như chiếc Reaper thực thụ. Trần hoạt động tối đa của nó chỉ 9.000 m, so với mức 15.000 m của chiếc Reaper.

4. Máy bay vận tải hạng nặng Y-20

Vũ khí hàng nhái tràn ngập QĐ Trung Quốc: Từ máy bay tới tàu chiến - không thiếu thứ gì! - Ảnh 4.

Máy bay vạn tải hạng nặng Y-20 tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014. Ảnh: Airliners

Xuất xưởng vào tháng 6/2016, Y-20 có kích thước nhỏ hơn và mang được ít tải trọng hơn so với chiếc C-17 của Mỹ mặc dù chúng không khác gì những người anh em sinh đôi.

Dù kích cỡ nhỏ nhưng nó vẫn thuộc dòng máy bay vận tải khổng lồ của Trung Quốc, có thể vận chuyển cả xe tăng chiến đấu chủ lực và nhiều khí tài quân sự khác đi khắp địa cầu.

Năm 2009, một cựu nhân viên của nhà thầu quốc phòng Boeing đã bị kết án bán chi tiết kỹ thuật của chiếc C-17 cho Trung Quốc khi Y-20 vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Liệu có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào ở đây?

5. Trực thăng Z-20

Vũ khí hàng nhái tràn ngập QĐ Trung Quốc: Từ máy bay tới tàu chiến - không thiếu thứ gì! - Ảnh 5.

Một chiếc UH-60 của Lục quân Mỹ

Ngay từ những năm 1980, Trung Quốc đã mua các máy bay trực thăng Sikorsky S-70, phiên bản dân sự của UH-60 Black Hawk. Sau đó, nước này tự chế tạo nội địa chiếc Z-20 và về cơ bản là trên nền của UH-60. Chúng giống nhau đến nỗi giới quan sát phải thốt lên rằng Z-20 không khác gì bản nhái của Black Hawk.

Z-20 có thêm một cánh quạt thứ 5 mà không thấy ở Black Hawk và chỉ vận chuyển được tải trọng ít hơn UH-60.

6. Tàu khu trục Type 052

Vũ khí hàng nhái tràn ngập QĐ Trung Quốc: Từ máy bay tới tàu chiến - không thiếu thứ gì! - Ảnh 6.

Tàu khu trục Type 052 được cho là một phiên bản nhái của lớp Arleigh-Burke. Trên ảnh là chiếc Haribing (DDG 112). Ảnh: BQP Mỹ

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052 của Trung Quốc sở hữu các radar có kích cỡ lớn hơn, ống phóng thẳng đứng có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, từ tàu ngầm cho tới tên lửa, và một nhà chứa trực thăng giống như đối thủ lớp Arleigh-Burke trong kho vũ khí của Mỹ. Tất nhiên, thiết kế và hình dáng bên ngoài của chúng rất giống nhau.

Với mẫu tàu khu trục này, Trung Quốc dường như chỉ bắt chước công nghệ chứ chưa hẳn là đánh cắp. Không giống như các máy bay không người lái, Y-20 và nhiều chương trình khác, có rất ít bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã trực tiếp tiếp cận được thiết kế hay công nghệ của Arleigh-Burke.

UAV MQ-1 Predator cất, hạ cánh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại