Vũ khí để "dằn mặt" Trung Quốc đã gây thảm họa với tàu ngầm San Juan Argentina?

DK |

Hsiung Feng được cho là vũ khí có tính chất quyết định của Đài Loan cho các đòn tấn công phủ đầu vào các mục tiêu nằm sâu bên trong lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Giải mật cáo buộc tên lửa Hsiung Feng được sản xuất tại Đài Loan đã bắn chìm một tàu ngầm ARA San Juan (S-42) của Argentina năm 2017.

ARA San Juan (S-42) là tầu ngầm diesel-điện lớp TR-1700 phục vụ trong Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Argentina từ năm 1986 đến 2017. Chỉ có 2 chiếc trong hợp đồng sản xuất 6 chiếc này của Argentina với hãng sản xuất Thyssen Nordseewerke chính thức được trang bị và hoạt động trong Hải quân Argentina.
Vũ khí để dằn mặt Trung Quốc đã gây thảm họa với tàu ngầm San Juan Argentina? - Ảnh 1.

Tầu ngầm ARA San Joan trước thời điểm bị chìm năm 2017

Truyền thông nước ngoài tuần trước đưa tin một mảnh vỡ được cho là phần còn lại của tên lửa chống hạm do Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn (NCSIST) chế tạo, đã được tìm thấy gần xác của tàu ngầm ARA San Juan dưới đáy Đại Tây Dương.

Sau khi báo chí Đài Loan loan tin này, NCSIST đã đưa ra tuyên bố vào ngày 19/3 bác bỏ các thông tin nói trên.

Tuyên bố nhấn mạnh rằng tên lửa Hsiung Feng (Hùng Phong) do Đài Loan sản xuất chưa bao giờ được bán trên thị trường vũ khí hay xuất khẩu ra nước ngoài.

Hsiung Feng là tên lửa siêu âm tầm xa tiên tiến được thiết kế để mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, hay sinh-hóa học.

Hsiung Feng được cho là vũ khí có tính chất răn đe quyết định của Đài Loan cho các đòn tấn công phủ đầu vào các mục tiêu quân sự và dân sự như lò phản ứng hạt nhân nằm sâu bên trong lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thế hệ thứ ba của Hsiung Feng hiện đang có trong trang bị của Đài Loan được cho là tên lửa tầm xa với khả năng tiêu diệt cả mục tiêu trên đất liền và mục tiêu trên biển.

Thế hệ thứ tư hiện vẫn tiếp tục được cải tiến, phiên bản này hiện đang được tập trung để bổ sung khả năng sống sót khi bị đánh chặn. Với hệ thống điều khiển tốt hơn, gia tăng tốc độ hành trình, có thể mang được đầu đạn lớn hơn và có khả năng bắn trúng mục tiêu ở tầm xa hơn vào khoảng 1.500 km.

Vũ khí để dằn mặt Trung Quốc đã gây thảm họa với tàu ngầm San Juan Argentina? - Ảnh 2.

Tên lửa Hsiung Feng do Đài Loan tự sản xuất

Một bài báo trên trang tiếng Tây Ban Nha của Sputnik News, xuất bản ngày 13/3, nói rằng một kỹ sư hải quân tên là Jorge Oscar Bojanic đã đệ đơn khiếu nại hình sự chống lại Tổng thống Argentina, Mauricio Macri, và chính quyền của ông.

Bojanic tuyên bố rằng ARA San Juan đang tiến hành một số nhiệm vụ gián điệp trong một khu vực an ninh rất kém do có ít nhất 25 công ty dầu mỏ được bảo vệ bởi các nhóm lính đánh thuê.

Khu vực nơi San Juan bị chìm vào tháng 11/2017 được gọi là “Ballena Viva” (Cá voi sinh tồn) và nằm cách đường bờ biển của Argentina khoảng 500 km là vùng được ước tính có trữ lượng khí đốt và dầu thô rất lớn.

Vũ khí để dằn mặt Trung Quốc đã gây thảm họa với tàu ngầm San Juan Argentina? - Ảnh 3.

Vị trí tầu ngầm ARA San Juan gặp nạn ngoài khơi Argentina

Theo bài báo tiếng Tây Ban Nha của UDN xuất bản ngày 18/3 (theo một nguồn tin nặc danh) cho biết khu vực tìm ra Tầu ngầm ARA San Juan, nằm ở độ sâu 940 mét dưới mực nước biển và các mảnh vỡ rải rác trong khoảng từ 70 đến 75 mét.

Bài báo cũng cho biết phía Argentina trong một phiên điều trần vào ngày 7/3 cũng dựa vào nguồn tin nặc danh nói trên để khẳng định rằng các lực lượng thù địch được trang bị tốt.

Dựa trên những mảnh vỡ của tầu ngầm có thể suy luận rằng của tên lửa chống hạm đã được khai hỏa vào động cơ đẩy của tàu ngầm.

Nguồn tin nói trên cũng xác định mảnh vỡ của bộ phận tăng áp để di chuyển trong nước là một thành phần của tên lửa Hsiung Feng của Đài Loan, đồng thời tuyên bố rằng "Các công ty an ninh tư nhân\ lính đánh thuê đã sử dụng vũ khí do Đài Loan sản xuất vì chúng ít khi bị truy ra nguồn gốc".

Vũ khí để dằn mặt Trung Quốc đã gây thảm họa với tàu ngầm San Juan Argentina? - Ảnh 4.

Chân vịt của ARA San Joan dưới đáy biển.

NCSIST thì phản bác thông qua tờ China Times rằng nội dung bài báo này là sai trái và tuyên bố rằng Đài Loan chưa bao giờ xuất khẩu tên lửa Hsiung Feng cho khách hàng nước ngoài.

Cuối cùng thì giả thiết ARA San Juan đã bị phá hủy do một cuộc tấn công bằng tên lửa đã được giải thích bằng các tuyên bố của Quân đội Argentina.

Chuẩn đô đốc David Burden phát biểu tại một phiên điều trần của Ủy ban Quốc hội tại Buenos Aires vào ngày 13/3, khẳng định lý do của việc ARA San Juan bị chìm "chắc chắn là kết quả của một vụ nổ", theo Thời báo Buenos Aires.

Lời giải thích chính thức được Hải quân Argentina đưa ra là sự cố xảy ra khi tầu ngầm bắt đầu hút nước ra để chuẩn bị lặn sau khi rời cảng Ushuaia, trên đường đến Mar Del Plata.

Một lượng nước bị rò rỉ đã gây ra "chập điện và cháy", và cuối cùng khiến tàu ngầm "phát nổ" theo tuyên bố của Chuẩn đô đốc.

Ông Burden đã tới châu Âu vào 12/2018 để lấy ý kiến tham khảo của Thyssen Nordseewerke, hai tuần sau khi các mảnh vỡ của ARA San Juan được phát hiện ngày 16/11/2018, một năm sau khi sự cố xảy ra.

Sau khi phát hiện ra các mảnh vỡ của tầu ngầm, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Oscar Aguad nói rằng việc trục vớt tầu ngầm từ đáy đại dương quá tốn kém và chính phủ không có phương tiện để tiến hành một hoạt động như vậy, theo Thời báo Buenos Aires.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại