Cuối năm 2020, Việt Nam đón tin vui lớn từ Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) khi WorldKings chính thức công nhận Tập đoàn TH là đơn vị sở hữu "Cụm trang trại chăn nuôi và chế biến sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới".
Tọa lạc tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, Cụm trang trại chăn nuôi và chế biến sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới (đôi khi gọi tắt là Cụm trang trại TH) có tổng diện tích 8.100 hecta. Dự án bắt đầu vào tháng 10/2009, tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.
Đến nay, Cụm trang trại TH gồm 3 cụm, 9 trang trại, với gần 70.000 con bò sữa và cánh đồng trong chuỗi sản xuất khép kín, từ khâu trồng nguyên liệu, chăn nuôi bò sữa đến sản xuất sữa tươi. Nhờ chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, dinh dưỡng tối ưu, đàn bò sữa của trang trại TH đạt năng suất sữa cao nhất Việt Nam và hàng đầu tại Đông Nam Á: Mùa cao điểm trung bình đạt 35 lít/con/ngày, tương đương gần 11.000 lít/con/chu kỳ 305 ngày.
Dưới tầm nhìn của nhà sáng lập Thái Hương, Cụm trang trại này chứa đựng những mô hình, kỷ lục cùng câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều người.
Toàn cảnh một trang trại thuộc Cụm trang trại chăn nuôi bò sữa TH tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: WorldKings
Đầu tiên, nhờ vận hành theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất thế giới, Cụm trang trại này có thể khắc phục điều kiện thời tiết bất lợi ở miền Trung Việt Nam và tạo môi trường thích hợp để chăn nuôi bò sữa trên diện rộng.
Tiếp theo, với mong muốn "phải làm ra một ly sữa tươi sạch chuẩn quốc tế ngay trên đất Việt Nam", TH sẵn sàng chi bội tiền để "nhập khẩu" loạt mô hình hiện đại cùng công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu cuối cùng là những ly sữa sạch cho người tiêu dùng Việt và quốc tế.
Tiếp đến, Cụm trang trại này sở hữu đồng cỏ Guinea Mombasa lớn nhất thế giới (2.230 hecta) - đây là nguồn liệu thô phục vụ đàn bò sữa của TH. Tại đây có một nhà máy chế biến khoảng 2.000 tấn thức ăn cho bò mỗi ngày, với việc áp dụng công nghệ tự động trong việc xây dựng công thức, khẩu phần ăn và khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh. Phúc lợi động vật - một trong 6 trụ cột của Tập đoàn - được đảm bảo ở mức cao nhất đến độ phải khiến chuyên gia người New Zealand Craig Tanner, một trong những chuyên gia đầu tiên đến làm việc tại Cụm trang trại TH, phải thốt lên kinh ngạc.
Và, Cụm trang trại chăn nuôi và chế biến sữa tập trung công nghệ cao lớn nhất thế giới nổi lên câu chuyện về CÁCH TÌM NGƯỜI TÀI của "Người đàn bà sữa tươi" Thái Hương.
"Tôi đã mong muốn phải làm ra một ly sữa tươi sạch chuẩn quốc tế ngay trên đất Việt Nam. Ai sẽ làm điều này cho tôi khi hiểu biết của tôi về sữa lúc ấy vẫn là con số 0? Phải mời về người thầy giỏi nhất" - bà Thái Hương chia sẻ.
Và bà đã thành công trong cách tìm và trọng người tài của mình.
Có thể nhiều người chưa biết, trong số những công nghệ được Tập đoàn TH "nhập khẩu" về Việt Nam, nổi bật lên cái tên Afimilk, công ty công nghệ chăn nuôi bò sữa nổi tiếng bậc nhất của Israel.
Đây có thể nói là "vũ khí" hữu hiệu nhất của bà Thái Hương trong chiến lược đưa Cụm trang trại tại Nghệ An lập kỷ lục "vô tiền khoáng hậu" để trở thành Cụm trang trại chăn nuôi và chế biến sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới do WorldKings công nhận.
Năm 2009, sau khi thành lập Tập đoàn TH, bà Thái Hương bắt tay ngay vào xây dựng Cụm trang trại đầu tiên tại Việt Nam. Với quy mô gấp hàng chục nghìn lần thế giới.
"Tại thời điểm đó, quy mô các trang trại bò sữa trên thế giới chỉ dừng lại ở mức 500 - 1.000 con nhưng TH đã vượt xa con số đó với 45.000 con khởi điểm. Con số đó quá lớn. Với quy mô hấp dẫn như thế, thì dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng đáng để trải nghiệm" - Và đó là cách TH có được "cái gật đầu" đầy thuyết phục từ ông Tal Cohen - một trong những chuyên gia đầu tiên của Afimilk về Nghệ An, làm việc cho TH.
Tháng 2/2011, Tal Cohen cùng với hàng chục kỹ sư và nông dân người Israel - những nông dân chăn nuôi bò sữa lành nghề - lần đầu đặt chân đến Việt Nam. Họ là một phần trong kế hoạch khởi dựng dự án bò sữa công nghệ cao tập trung lớn nhất thế giới của Tập đoàn TH.
Cánh đồng cỏ Guinea Mombasa có tổng diện tích 2.230 ha được sử dụng để chế biến thức ăn xanh thô cho bò. Ảnh: WorldKings
Đây là bức tranh để bạn hình dung:
Quy trình sản xuất sữa tươi sạch của Cụm trang trại tại Nghệ An sẽ có 3 quy trình (với tổng 12 bước), gồm: Quy trình chăn nuôi bò sữa - Quy trình sản xuất - Quy trình phân phối.
Trong đó, TH áp dụng công nghệ quản lý đàn Afifarm (của Afimilk) - là một hệ thống quản lý trang trại bò sữa hiện đại hàng đầu thế giới - cho bước Quản lý đàn (bước 6) thuộc Quy trình chăn nuôi bò sữa của Tập đoàn.
Dưới cái nhìn của các nhà khoa học thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, thành phần sữa có tầm quan trọng về mặt kinh tế đối với các nhà sản xuất/chế biến sữa và quan trọng về mặt dinh dưỡng đối với người tiêu dùng.
Và các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần sữa đảm bảo (gồm 3,6% chất béo, 3,2% protein và 4,7% lactose) đến từ giống/di truyền, chế độ dinh dưỡng, giai đoạn cho con bú, phương pháp quản lý đàn, chăm sóc sức khỏe, và môi trường.
Đàn bò sữa của trang trại TH được nuôi bằng công nghệ chăn nuôi và quản lý bò tiên tiến nhất thế giới do Afifarm của Israel sản xuất. Mỗi con bò đều được gắn chip ở chân để theo dõi sức khỏe. Ảnh: WorldKings
Để hiểu được bò sữa, TH đã tìm hiểu và áp dụng công nghệ quản lý đàn Afifarm. Với phương pháp này, mỗi cô bò đều được đeo thẻ và gắn chip điện tử AfiTag ở chân để theo dõi tình trạng sức khỏe, tâm trạng (vui, thoải mái, căng thẳng nhiệt, bất thường về hành vi...), bệnh tật, thời kỳ thụ tinh/sinh sản, chế độ dinh dưỡng và sản lượng sữa.
Đây là một trong những bí quyết quan trọng đầu tiên, có vai trò quyết định mạnh mẽ đến chất lượng của ly sữa đến tay người dùng. Đó là lý do, tất cả các thông tin của từng cá thể bò được phân tích và được các quản lý trang trại sử dụng để đưa ra các quyết định quản lý toàn bộ chu trình chăn nuôi tại trang trại.
Có thể nói, thành công của Cụm trang trại TH phản ánh tư duy phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam với công thức “kết hợp trí tuệ Việt, nguồn lực Việt với thành tựu công nghệ cao và khoa học quản lý tiên tiến của thế giới”.
Trong kế hoạch khởi dựng dự án bò sữa công nghệ cao tập trung lớn nhất thế giới của Tập đoàn TH, bà Thái Hương đã "nhập khẩu" loạt công nghệ hiện đại về trang trại của mình tại Nghệ An.
Trong đó phải kể đến, công nghệ quản lý thú y và dịch bệnh từ New Zealand; quy trình và thiết bị xử lý nước sạch cho bò từ Hà Lan; quy trình và thiết bị xử lý nước thải và chất thải từ Nhật Bản, Israel và Hà Lan; và hệ thống vắt sữa tự động khép kín.
Nổi bật nhất là công nghệ chăn nuôi và quản lý bò tiên tiến nhất thế giới từ Afifarm của Israel. Vậy tại sao lại là Israel?
Nhà máy sữa tươi sạch TH true MILK sở hữu 26 dây chuyền sản xuất tự động. Ảnh: WorldKings
Trong hơn 90 năm – tức là hơn 20 năm trước khi thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948 – đất nước này đã phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Ngành sữa trong nền nông nghiệp Israel vào năm 2018 là một trong những ngành nông nghiệp lớn nhất.
Ngành sữa đã duy trì mức tăng trưởng ổn định và liên tục trong nhiều năm. Kể từ đầu những năm 1990, mức tăng trưởng của ngành này là ~4% mỗi năm. Israel đã phát triển các phương pháp chăn nuôi và cho ăn đặc biệt, phù hợp với điều kiện khí hậu và hạn chế về đất đai và nước.
Để có được thành tựu này, những người tiên phong Do Thái đầu tiên đến Israel từ các nước Đông Âu cách đây hơn 100 năm đã có công lai tạo một giống bò địa phương đặc biệt, có tên giống bò Friesian của Israel.
Bền bỉ. Không ngừng nỗ lực và chưa một lần bỏ cuộc. Người Israel đã tạo ra được giống bò sữa đặc biệt của riêng mình bất chấp một loạt điều kiện khách quan và chủ quan như diện tích chăn nuôi hạn hẹp, mưa ít, thiếu nước, nguồn tài nguyên hạn chế...
Kết quả từ sự nỗ lực ấy là gì? Người chăn bò sữa ở Israel có năng suất sữa trên mỗi con bò cao nhất cả nước. Cùng với năng suất sữa cao, chúng cũng sản xuất ra hàm lượng protein và chất béo cao.
Nhìn tổng thể, sản lượng sữa trung bình trên mỗi con bò trong ngành công nghiệp sữa của Israel đã tăng đáng kể kể từ những năm 1950, tăng vọt từ 4.000 kg mỗi năm lên hơn 12.000 kg vào năm 2023.
Ngành công nghiệp sữa của Israel được coi là một trong những ngành tiên tiến nhất thế giới. Hiện nay, tổng sản lượng sữa của Israel là khoảng 1,6 tỷ lít/năm.
Điều đặc biệt, nhờ áp dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm hệ thống vắt sữa và cho ăn bằng máy tính, hệ thống làm mát bò và thiết bị chế biến sữa, kết hợp với các kỹ thuật quản lý trang trại độc đáo, đã đưa ngành công nghiệp sữa của Israel trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về hiệu quả, sản xuất và tính bền vững.
Israel giờ đây trở thành hình mẫu thành tựu cho những người chăn nuôi bò sữa trên toàn thế giới.
Bà Thái Hương có lẽ đã nhìn thấu điều đó cách đây hàng thập kỷ, để rồi đưa ra những quyết định "tìm thầy giỏi" xuất chúng cùa mình. Và bà đã thành công!