Năm Gia Hy thứ 5 nhà Tống, Tống Từ (tác giả tác phẩm pháp y nổi tiếng "Tẩy Oan Tập Lục") được thăng chức từ Hình Ngục Quảng Đông lên Tri châu Thường Châu.
Tại đây Tống Từ gặp phải một vụ án thiêu xác ly kỳ, khác với tất cả những vụ án chết cháy ông đã gặp. Vụ án lần này có quá trinh vô cùng phức tạp, thậm chí có thể trở thành bí ẩn vĩnh viễn nếu không phải Tống Từ phát hiện được manh mối từ đôi mắt của nạn nhân.
Chân dung Tống Từ. Nguồn: truyền hình Liêu Ninh, Trung Quốc
Mọi việc bắt đầu ngay đêm thứ hai Tống Từ đến nhiệm sở mới. Khi Tống Từ đang kiểm tra lại tài liệu của các đời tiền nhiệm thì một việc sai dịch vội vàng đến bẩm báo về một đám cháy bên ngoài thành, bên trong căn nhà bị cháy phát hiện một thi thể cháy đen.
Tống Từ bỏ ngang đống tài liều, vội vàng chỉnh y phục rồi chạy ngay đến hiện trường.
Khi đến nơi, Tống Từ quan sát kỹ lưỡng căn nhà rồi tập trung vào thi thể. Thi thể được phát hiện trong trạng thái nằm sấp, hai tay với ra phía trước, tay phải cầm một bình rượu.
Xem xét hiện trường xong, Tống Từ bắt đầu điều tra những việc liên quan. Theo lời xóm giềng và người làm kể lại thì nạn nhân họ Vương, vì là con thứ ba trong nhà nên được gọi là Vương Tam.
Vương Tam nhà nghèo, đến hơn 30 tuổi mới lấy được vợ Lưu Thị. Thế nhưng Lưu Thị là một người phụ nữ hiền huệ đến khó tìm, không những không chê bai gia cảnh Vương Tam mà còn lao động cần cù.
Thế nhưng vài ngày trước, điều bất hạnh đã xảy ra. Lưu Thị trên đường về nhà ngoại đã bị thổ phỉ chặn đường sát hại. Từ đó Vương Tam mỗi ngày đều mượn rượu giải sầu, cho đến khi vụ án xảy ra thì trên tay Vương Tam vẫn là bình rượu. Mọi người đều cho rằng đám cháy xảy ra là do người say rượu rồi bất cẩn gây cháy.
Thế nhưng Tống Từ lại có suy nghĩ khác, bởi từ những vụ án mà ông từng trải qua, đặc biệt là vụ án ở Kiếm Châu hai năm trước cảnh tỉnh Tống Từ về những hiện trường hỏa hoạn giả được dựng lên để che giấu tội giết người.
Quả nhiên không nằm ngoài phán đoán, Tống Từ phát hiện ở lỗ mũi nạn nhân không hề có vết bám của khói bụi, đồng nghĩa với việc nạn nhân đã tắt thở trước khi bị lửa bao vây. Những dấu vết này hoàn toàn giống với vụ án ở Kiếm Châu.
Thế nhưng nạn nhân trong vụ án ở Kiếm Châu là một thợ ngói, vì biết được bí mật của một thương nhân nên bị diệt khẩu. Còn Vuong Tam bình thường ít nói, không có bạn bè, không có mâu thuẫn với ai. Vậy người nào lại phải ra tay giết Vương Tam.
Đến đây, dù biết rõ nạn nhân bị giết hại nhưng Tống Từ không thể tìm ra được động cơ của hung thủ. Điều này đồng nghĩa với việc bước điều tra tiếp theo đang đi vào ngõ cụt.
Tống Từ không đầu hàng mà quyết định kiểm tra thi thể kỹ hơn, xem xét tất cả những chi tiết bị bỏ qua lúc trước. Quả nhiên, manh mối mới đã được phát hiện.
Do khi đám cháy xảy ra thì nạn nhân đã nằm sấp nên khói bụi không ảnh hưởng nhiều đến mắt. Từ quan sát đôi mắt của nạn nhân, Tống Từ nghi ngờ thi thể thực chất là của người đã hơn 60 tuổi chứ không phải người trẻ như Vương Tam.
Đồng thời Tống Từ cũng phát hiện hàm răng của nạn nhân đã hư hỏng nhiều, hoàn toàn là răng của người đã lớn tuổi.
Từ những chi tiết trên, Tống Từ xác định thi thể tuyệt đối không phải Vương Tam mà là một người khác.
Vậy cụ thể manh mối đã được phát hiện từ đôi mắt như thế nào?
Bản sao sách Tẩy Oan Tập Lục của Tống Từ. Nguồn: Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ)
Trong mắt người có thể phát sinh hiện tượng mà y học hiện đại gọi là "tích tụ sắc tố", khiến lòng trắng mắt có thể xuất hiện màu vàng. Hiện tượng này xuất hiện qua tích lũy trong thời gian dài, hay nói cách khác là một biểu hiện của tuổi già.
Trong điều kiện thi thể biến dạng vì ngọn lửa thì chỉ những chi tiết nhỏ không bị ảnh hưởng mới có thể cho biết tuổi tác của nạn nhân.
Thế nhưng khi xác định được tuổi của nạn nhân thì vụ án càng khó hiểu hơn. Nạn nhân là ai? Tại sao lại ở nhà Vương Tam? Vương Tam đang ở đâu?
Vương Tam có liên quan gì đến vụ án?
Đến đây, Tống Từ chuyển hướng điều tra, cho dán cáo thị tìm người già đi lạc trong thành Thường Châu.
Thế nhưng cáo thị dán mấy ngày đều không có biến động gì mới. Vậy nạn nhân có phải người bản địa không? Nếu không thì tại sao lại xuất hiện ở đây? Tại sao lại là ở nhà Vương Tam?
Từ những nghi hoặc mới, Tống Từ bắt tay vào điều tra gia cảnh Vương Tam.
Nhà Vương Tam có một cha già và hai anh cùng một em gái. Người cha vì vợ mất sớm nên một mình nuôi con. Anh cả kinh doanh ở huyện kế bên, cuộc sống tương đối khá giả, anh hai đi ở rể nhà vợ trong thành Thường Cháu. Riêng người em gái không biết vì sao đã nhảy xuống giếng tự tử khi 15 tuổi.
Người cha nhà họ Vương năm nay hơn 60 tuổi, qua hỏi thăm thì được biết đã được người con cả đón sang nhà mấy hôm.
Tống Từ cảm thấy có gì đó không ổn, lập tức cho sai dịch đi tìm người cha nhà họ Vương ở huyện cạnh bên. Tống Từ nghi ngờ nạn nhân có thể chính là người cha.
Qua hai hôm, kết quả được báo lại là người cha ốm nặng nên không thể đi lại. Nhưng đây cũng chỉ là lời của anh cả, còn người cha không hề xuất hiện.
Tống Từ càng lúc càng thấy vụ việc không đơn giản, nhưng các thông tin lại đều có lý. Vậy vấn đề nằm ở đâu?
Vụ án lại đi vào ngõ cụt một lần nữa. Lúc này Tống Từ chỉ có thể xâu chuỗi lại những chi tiết đã biết để có được hình dung tổng quát hơn. Trong vô vàn những chi tiết liên quan đến nhà họ Vương, việc người con gái út nhảy xuống giếng năm 15 tuổi làm ông chú ý.
Lần mò theo hướng suy nghĩ này, một câu chuyện kinh người dần được hé lộ.
Người con gái út nhà họ Vương tự sát là do từng bị cha ruột quấy rối nhiều lần, không thể chịu đựng được nữa. Cha đẻ nhà họ Vương thật sự đã đi quá giới hạn luân lý của con người, và quan trọng hơn là những người con trai trong nhà biết chuyện này hoặc thậm chí nhiều hơn.
Kết hợp với những chi tiết của hiện trường vụ án, một khả năng đáng sợ nữa được đưa ra: nếu thi thể bị cháy là người cha nhà họ Vương thì rất có khả năng hung thủ chính là Vương Tam. Nguyên nhân là do vợ của Vương Tam có thể đã bị quấy rối giống như người em gái.
Những người con trai trong nhà họ Vương đều hiểu quá rõ hành vi và đạo đức của cha nên có thể anh cả Vương Đại đã biết và giúp Vương Tam lẩn trốn trong nhà.
Suy luận theo hướng này, Tống Từ quyết định cho lục soát nhà Vương Đại, quả nhiên tìm được Vương Tam đang lẩn trốn ở dãy nhà trong cùng.
Kết quả có được sau khi thẩm vấn tất cả những người có liên quan hoàn toan trùng hợp với suy đoán của Tống Từ. Vương Tam giết cha bởi vợ Lưu Thị đã bị cha chồng quấy rối lâu ngày. Lưu Thị quyết định chấm dứt mọi quan hệ với họ Vương, khi đang trên đường trở về nhà cha mẹ ruột thì bị thổ phỉ sát hại.
Sau khi vợ gặp nạn, Vương Tam không thể chịu đựng nổi người cha thêm nữa. Cuối cùng Vương Tam dụ cha đến nhà, dùng mảnh vải dày đắp đến ngạt thở, dựng cảnh người say rượu nằm trên mặt đất rồi phóng lửa đốt nhà để tạo thanh hiện trường giả hòan chỉnh.
Do trước đấy đã phao tin cha được đón sang nhà anh cả nên sau khi đốt nhà, Vương Tam đã tìm đến nhà Vương Đại và nói hết sự thật. Vương Đại chỉ biểu thị bất lực và quyết định giúp Vương Tam lẩn trốn vì sự thật ngang trái là người cha đã sai lầm từ lâu.
Chân tướng vụ án đến đây đã được tìm ra. Phải thừa nhận rằng với vụ án ly kỳ và nhiều góc khuất như vậy, đa số quan viên khó có thể hoàn thành. Riêng Tống Từ chỉ từ riêng đôi mắt của nạn nhân đã tìm ra manh mối, từ đó suy ra từng lớp bằng chứng rồi cuối cùng làm sáng tỏ sự thật.