Sau 28 năm mang án oan hại chồng, giết cha, ngày 24/10 bà Đặng Thị Nga (80 tuổi, trú thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên) cùng hai người con trai là Trịnh Công Hiến (đã chết) và Trịnh Huy Dương (47 tuổi) đã chính thức được minh oan, xin lỗi.
Bà Nga kể trên báo VnExpress, ngày 18/9/1998, ông Trịnh Huy Tùng chết. 4 ngày sau, hai con của bà là Trịnh Công Hiến (khi đó 26 tuổi) và Trịnh Huy Dương (19 tuổi) bị Công an tỉnh Lai Châu cũ (sau tách thành tỉnh Lai Châu và Điện Biên) đến nhà đọc lệnh bắt do nghi vấn giết cha. 10 ngày sau đó, bà Nga bị bắt với cáo buộc đã tiếp tay cho hai con.
Cô con gái Trịnh Thị Ngọc (lúc đó 16 tuổi) thay mẹ chăm sóc hai cậu em trai 13 tuổi và 10 tuổi. Ngọc phải bỏ dở việc học hành việc để buôn bán kiếm tiền. Mỗi lần đi "tiếp tế" mất hai ngày do trại tạm giam ở cách xa 200km.
Trên báo Pháp luật TP.HCM bà Nga cho biết, thời gian đầu, bà nhất quyết không nhận tội dù bị cán bộ điều tra tra khảo, ép cung.
Tuy nhiên, bà nói trên báo VnExpress, lo lắng các con ở nhà không biết nương tựa vào ai, lại được động viên "cứ nhận" sẽ được tại ngoại nên bà đành đồng ý.
"Khoảng hơn 10h sáng (ngày thứ 4 bị tạm giam), tôi được gặp các con để bàn bạc, thằng lớn bảo thôi mẹ nhận tội đi rồi về nuôi các em để bọn con đi tù… Tôi đành nhận tội", bà Nga kể lại trên báo Vietnamnet.
Bà Đặng Thị Nga và anh Trần Công Dương. Ảnh Pháp luật TP.HCM
Trở về nhà, bà bắt đầu với hành trình kêu oan cho mình và các con. Nhiều lá đơn gửi tới VKSND Tối cao nhưng không có hồi đáp. Trong một lần mang đơn tới Văn phòng Quốc hội, bà được hồi đáp, đơn được gửi lại tỉnh để giải quyết.
Bà Nga vẫn không bỏ cuộc, tiếp tục gửi đơn tới các cơ quan trung ương, báo đài tại Hà Nội với niềm tin sẽ có nơi nhận và giải oan cho ba mẹ con.
"Nhiều lúc ra đường người ta dè bỉu tôi là kẻ giết chồng, những lúc đó tôi chỉ muốn xông đến đánh nhau nhưng rồi cũng kìm lại được. Nhìn cảnh mấy đứa con suy sụp vì mang tiếng giết cha, tim tôi như muốn vỡ…", bà Nga kể với báo Pháp luật TP.HCM về nỗi khổ tâm của mình.
Sau khi được hủy bỏ lệnh tạm giam từ tháng 1/1992, anh Trịnh Công Hiến vì quá đau buồn, không chịu nổi những dị nghị về tội giết cha nên đã suy sụp và qua đời năm 2004.
Anh Dương sau khi được ra tù cũng bỏ lên Hà Nội kiếm sống. Anh kể trên báo VnExpress, lúc nào cũng mang theo tờ lệnh được thay đổi biện pháp ngăn chặn sau phiên phúc thẩm trả hồ sơ điều tra bổ sung như "bùa hộ mệnh" trong người.
Nhiều năm sau đó, anh Dương vẫn không dám quay về ngôi nhà cũ.
Năm 1989, thi thể ông Trịnh Huy Tùng (chồng bà Nga) được tìm thấy dưới giếng. Cơ quan công an huyện Tuần Giáo đã khởi tố, bắt giam ba mẹ con bà Nga để điều tra về tội giết người.
Năm 1990, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu (cũ) mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bà Đặng Thị Nga 36 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội không tố giác tội phạm.
Hai con trai của bà Nga là Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy Dương bị tòa buộc tội đã giết ông Tùng, bị tuyên án 18 và 12 năm tù.
Sau đó, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tháng 1-1992, trong quá trình điều tra lại, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu (cũ) có quyết định hủy bỏ việc tạm giam với ông Hiến và ông Dương sau 28 tháng tạm giam.
Kể từ đó, vụ án bị treo lơ lửng suốt gần 30 năm không có bất cứ kết luận nào dù gia đình bà Nga liên tục gửi đơn kêu oan.
Tổng hợp