VPF quay quắt vì tiền và cơn đau đầu của kẻ "ngoại đạo"

Anh Tú |

Tân Chủ tịch HĐQT VPF, ông Trần Anh Tú thừa nhận mình đang rất đau đầu vì núi công việc mới, trong đó nhiệm vụ mang tính sống còn là kiếm tiền lo cho mùa giải 2018.

V-League "đốt tiền": Những con số biết nói

Mới chân ướt chân ráo tới VPF, Chủ tịch Trần Anh Tú đã phải đọc bản báo cáo tài chính khiến ông phải toát mồ hôi.

Là một ông bầu của futsal nhưng thực tế nuôi 2 đội bóng Thái Sơn Nam và Thái Sơn Bắc cũng chẳng mấy tốn kém, chưa kể ông Tú nhận được nhiều từ thành tích hai đội bóng này.

Nhưng từ bóng đá trong nhà, tới bóng đá sân cỏ là một câu chuyện khác hoàn toàn. Một đội bóng V-League mỗi năm tiêu tốn vài chục tỷ đồng, còn với công ty điều hành giải đấu như VPF, con số cao hơn rất nhiều.

Theo bản báo cáo tài chính mới được công bố, chi phí mà VPF chi cho 3 mùa giải 2015, 2016 và 2017 lên tới gần 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, VFF chi 137,5 tỷ đồng cho "Chi phí trao đổi sóng truyền hình" - một khái niệm khá trừu tượng.

Chưa hết, tổng số tiền phụ cấp và chi phí đi lại, lưu chú của thành viên BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V-League, hạng Nhất quốc gia và Cúp Quốc gia mùa giải 2017, Ban Kỷ luật, Ban Trọng tài, giám sát và trọng tài) là 54 tỷ đồng.

VPF quay quắt vì tiền và cơn đau đầu của kẻ ngoại đạo - Ảnh 1.

Như vậy có thể nhẩm tính dễ dàng chế độ cho một ê kíp bao gồm giám sát và các trọng tài là 38 triệu đồng/trận đấu V-League (8 triệu cho trọng tài chính và 6 triệu cho các trợ lý trọng tài và giám sát). Tiền di chuyển và lưu trú khoảng 24 triệu đồng, suy ra, VPF phải chi tầm 60 triệu /trận x 182 trận (V-League) = 10,92 tỷ.

Nhìn vào những con số thực tế từ bản báo cáo tài chính nhiệm kỳ 2 của VPF trong vòng 4 năm từ 2014 tới 2017 dễ dàng nhận ra việc VPF đã bỏ ra chi phí nhiều hơn con số thu về.

Khốn khổ vì tiền, lo "lắm mối tối nằm không"

VPF giờ đang phải chạy đua với thời gian để có được các gói tài trợ cho mùa giải mới sau khi Toyota rút lui. Dĩ nhiên, áp lực và gánh nặng đang dồn lên vai nhiệm kỳ khóa 3 của tân Chủ tịch HĐQT Trần Anh Tú.

Chỉ trong một thời gian ngắn, người đứng đầu của VPF phải giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng, và tiền vẫn là thứ khiến ông đau đầu nhất trước khi V-League 2018 khởi tranh, dự kiến là ngay sau Tết Nguyên đán.

Ông Tú cho biết, VPF đang trông vào 3 nguồn thu chính, nhưng khổ nỗi là cả 3 nguồn này đều đang gặp bế tắc.

"VPF có 3 nguồn thu chính là nhà tài trợ, bản quyền truyền hình, ứng dụng công nghệ. Bản quyền thì tất cả đều thấy rồi đấy, VPF chưa thu được 1 xu nào. Còn việc tìm nhà tài trợ cho V-League 2018 cũng có nguy cơ lắm mối tối nằm không, khi mà chúng tôi đang tiếp xúc với 3-4 đối tác nhưng chưa chốt được".

VPF quay quắt vì tiền và cơn đau đầu của kẻ ngoại đạo - Ảnh 2.

Bài toán tài chính đang thực sự là một vấn đề nan giải với VPF. Bản thân ông Tú khi nhảy vào ghế nóng đã không thể tưởng tượng ra những khó khăn đã đợi sẵn mình.

Có lẽ thế, người đứng đầu VPF đã phải kiêm thêm luôn cả ghế Tổng Giám đốc, bởi theo ông, ngồi ghế Chủ tịch HĐQT công ty chỉ quyết được trên giấy tờ, chứ không trực tiếp điều hành công việc.

"Với tình hình thực tế hiện nay, mỗi năm chúng tôi chỉ hỗ trợ khoảng 1 tỷ cho các CLB, trong khi họ đã phải bỏ ra vài chục tỷ. Con số chênh lệch đó rõ ràng là không kích thích các đội bóng, và đó là trách nhiệm của những người làm công tác điều hành giải", ông Tú nói.

An ủi lớn nhất với bầu Tú lúc này, đó là một bộ máy mới đang rất khát khao được làm việc, được thể hiện mình. Dẫu sao thì V-League, hạng Nhất cũng như cúp QG vẫn là một miếng bánh hấp dẫn nếu biết chế biến, biến một giải đấu luôn quay quắt vì tiền trở thành nơi kiếm tiền dễ nhất, như Thai League chẳng hạn!.

Nhưng giấc mơ ấy, còn xa lắm…

Nhìn giải Thai League mà… thèm!

Có một sự thật rất buồn với VPF là số tiền thu được trong 3 năm của công ty này còn thua xa đội bóng Thái. Cụ thể, doanh thu của ĐKVĐ Thai League 2017 Buriram United đã đạt doanh thu 600 triệu baht (tương đương 417 tỷ đồng) trong năm 2017.

Nhìn mức thu nhập của Buriram United trong 1 năm so với những con số báo cáo tài chính nhiệm kỳ 2 giai đoạn 2014-2017, mới thấy bóng đá Việt Nam còn "hít khói" Thái Lan dài dài về khoản kiếm tiền.

Riêng về bản quyền truyền hình, BTC Thai League cũng có được hợp đồng bản quyền truyền hình trị giá 4,2 tỷ baht (tương đương 2730 tỷ đồng) từ TRUE có thời hạn từ năm 2017 – 2020. Điều này giúp doanh thu của các CLB tại giải đấu số 1 Thái Lan tăng lên 2,5 lần từ bản quyền truyền hình so với trước đây.

Đội bóng của Công Vinh sẽ “khuynh đảo” V-League 2018?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại