Liệu có tồn tại một vệ tinh bí ẩn?
Các nhà nghiên cứu tin rằng vòng lửa bí ẩn là một ảo ảnh được tạo ra bởi ánh sáng của hai thiên hà xa xôi, cách Trái Đất của chúng ta lần lượt là 12 tỷ và 4 tỷ năm ánh sáng.
Nếu nhìn từ Trái Đất, thiên hà có tên gọi SDP.81 và một thiên hà tác động đã xếp thẳng hàng hoàn hảo tới mức ánh sáng từ thiên hà xa hơn hình thành một vòng tròn gần như hoàn hảo.
Mới đây, một nghiên cứu mới về hiện tượng đặc biệt này đã tiết lộ rằng một thiên hà lùn đen đang ẩn trong ánh hào quang của các thiên hà lớn hơn và gần chúng hơn.
Vòng lửa gây chấn động giới khoa học này được giải mã là nhờ thuyết tương đối của Einstein.
Theo các chuyên gia cho biết, vòng lửa được tạo ra bởi một hiện tượng gọi là thấu kính hấp dẫn, được Einstein dự đoán trong thuyết tương đối chung của ông.
Hiện tượng này có thể làm sáng tỏ về các thuộc tính thấu kính của các thiên hà lân cận vì cách lực hấp dẫn của chúng làm biến dạng và tập trung ánh sáng từ vật ở xa hơn.
Trong một bài báo mới được công bố trên các tạp chí Astrophysical Journal, các nhà khoa học tại Đại học Stanford ở California, Mỹ cho biết họ đã phát hiện ra dấu hiệu của một thiên hà lùn đen “ẩn mình”.
Hình ảnh về vòng lửa kì lạ có thể che giấu một vệ tinh “lạ”.
Theo nhà thiên văn học Yashar Hezaveh giải thích: "Chúng tôi có thể tìm thấy những vật thể vô hình giống như cách mà bạn có thể nhìn thấy những giọt mưa trên cửa sổ. Trong trường hợp của một giọt mưa, những biến dạng hình ảnh được gây ra bởi sự khúc xạ.
Ông Yashar còn cho biết thêm: “Trong hình ảnh này, các biến dạng tương tự được tạo ra nhờ lực hút của vật chất tối.”
Vệ tinh “vi diệu” này có thể mở cánh cửa bí ẩn về vật chất tối
Lý thuyết hiện nay cho rằng vật chất tối đã chiếm khoảng 80% khối lượng của vũ trụ, và chúng được làm từ các hạt trước đến nay chưa xác định mà không tương tác với ánh sáng nhìn thấy hoặc các hình thức khác của bức xạ điện từ.
Tuy nhiên, vật chất tối không có khối lượng, do đó nó có thể được xác định bởi lực hút của nó. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng hàng ngàn máy tính làm việc song song trong nhiều tuần.
Họ muốn tìm kiếm những điểm bất thường và cần có một đối tác phù hợp, có thể đo lường một cách “chính xác” trong mỗi đoạn băng dữ liệu radio.
Các máy tính đã giúp cho họ có thể ghép các mẩu thông tin chưa từng biết đến về các quầng sáng của thấu kính thiên hà. Đây chủ yếu là vùng sáng khuếch tán xung quanh thiên hà.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một cụm sáng khác biệt so với khối lượng của thiên hà Milky Way.
Do mối quan hệ về khối lượng của nó so với các thiên hà lớn hơn, và thiếu một đối tác quang học, các nhà thiên văn học tin rằng sự hấp dẫn bất thường này có thể được gây ra bởi một vệ tinh chất tối mờ nhạt thống trị thấu kính của thiên hà.
Công việc có thể dẫn đến việc phát hiện ra nhiều bộ sưu tập về vật chất tối và cũng giải quyết một sự khác biệt lâu dài mà đã làm các nhà thiên văn học phải “đau đầu” trong thời gian qua.
Theo dự đoán lý thuyết, hầu hết các thiên hà sẽ đầy ắp những thiên hà lùn tương tự và đối tượng tương đồng khác.
Nhà vật lý thiên tài Albert Einstein.
Thậm chí xung quanh thiên hà Milky Way (hay còn gọi là ngân hà) của chúng ta, các nhà thiên văn chỉ ra rằng, có thể chỉ có 40 hoặc hơn hàng ngàn đối tượng vệ tinh được dự đoán sẽ “góp mặt” ở đây.
Theo chuyên gia Neal Dalal, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học illinois cho biết:
"Sự khác biệt này giữa các vệ tinh quan sát và dự đoán phong phú đã là một vấn đề lớn của vũ trụ học trong gần hai thập kỷ qua, thậm chí được gọi là một “khủng hoảng” đối với một số nhà nghiên cứu.”
Ông cho biết thêm: 'Nếu những đối tượng lùn bị vật chất tối chi phối, điều này có thể giải thích sự khác biệt khi cung cấp những hiểu biết mới vào bản chất của vật chất tối. "
Những mô hình máy tính về sự tiến hóa của vũ trụ chỉ ra rằng bằng cách đếm số lượng của các cụm vật chất tối nhỏ xung quanh, các nhà thiên văn sẽ suy ra dược nhiệt độ của vật chất tối.
Vì vậy, bằng cách đếm số lượng các cụm vật chất tối nhỏ xung quanh thiên hà xa xôi, các nhà thiên văn có thể suy ra nhiệt độ của vật chất tối, trong đó có ý nghĩa quan trọng về sự “mượt mà” của vũ trụ chúng ta.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy phần lớn các thiên hà lùn đơn giản là không được nhìn thấy bởi vì chúng chủ yếu là “tác phẩm” của vật chất tối vô hình và phát ra ít nếu có ánh sáng.
Xem video:
Hiệu ứng của một thấu kính hấp dẫn tạo ra một vòng tròn lửa Einstein
Nguồn: Dailymail